Ngàn dặm đường xa – đâu biết người quen!

NganDam-logo small

Ngày 17/9

Đây là tu viện thăm viếng cuối cùng của chuyến Tây Tạng.

web-congvao-Tashi

Tu viện Tashilhunpo (扎什伦布寺 trát thập luân bố tự) tọa lạc dưới chân ngọn núi Drolmari (ni-sắc-nhật尼色日), phía Tây thành phố Shigatse – thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng, cách thủ phủ Lhasa vào khoảng 250km.

Trên đỉnh núi Drolmari (尼色日) có thiên táng đài (天葬台) tức điểu táng.

Chùa được thành lập vào năm 1447 do Gedun Drub (căn đôn chu ba 根敦朱巴 1391-1474), một đệ tử của Tông Khách Ba. Gedun Drub về sau trở thành vị Dailai Lama thứ nhất.

Về sau được Ban thiền đời thứ 4 lobsang choegyal (La-tang Khúc-kết 羅桑曲結1570-1662) mở rộng thêm.

web-Gendun_DrupGedun Drubweb-banthien-4choegyal

Ban-thiền Lạt-ma giữ chức cao thứ hai trong trường phái Cách-lỗ sau Đạt-lại Lạt-ma.

Nghi thức này đã có truyền thống từ Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 là La-bốc-tạng Gia-mục-thố 羅卜藏嘉穆錯 (1617-1682) gọi thầy mình là La-tang Khúc-kết羅桑曲結 (lobsang choekyi gyaltsen བློ་བཟང་ཆོས་ཀྱི་རྒྱལ་མཚན་) là Ban-thiền, nghĩa là một “Đại học giả”. Sư là vị Đạt-lai đầu tiên khởi xướng chế độ “Tăng lữ chính quyền”.

.

web-bentrongTashi-4 web-bentrongTashi-01 web-bentrongTashi-1 web-bentrongTashi-2

Khuôn viên rất rộng, nhìn lên núi

IMG_3427-web-3 IMG_3375-web-Tashi-1 IMG_3404-Tashi-2 IMG_3432-web-4

Thỉnh thoảng cũng gặp các vị Lạt-ma đi qua lại. Tu viện có khoảng 800 tu sĩ đang tu học, số lượng khá đáng kể cho một tùng lâm! Trên con đường lên có rất nhiều cây vài trăm năm.

web-IMG_3396-cay2 IMG_3395web-cay-1

Điểm nổi bậc của thiền viện này là tượng Phật Di Lặc (maitreya) cao 26m, bằng đồng phủ vàng được tạc trong 9 năm mới hoàn thành.

Mình đứng cũng chưa tới đài sen,ngước nhìn lên, và ngài có nhìn xuống hay chăng?

web-Maitreyaweb-tashilhunpo-monastery02

Người ta hay nói đến những chứng nhân không lời, nhưng có lẽ các ngài nhìn cuộc đời phù hư mây nổi,thương cho chúng sanh nên mới thị hiện nơi đời!

Đến Phẩm “Nhập Pháp Giới” trong Kinh Hoa Nghiêm: Thiện Tài đồng tử tham học qua bao nhiêu thiện tri thức, muốn đến tham học với Bồ tát Di Lặc, phải học với ngài Văn Thù và Quan Âm trước. “Thiện Tài gặp Di Lặc và Di Lặc khảy tay ba cái thì lâu các Tỳ Lô Giá Na mở ra và Thiện Tài đi vào lâu các thấy được tất cả việc của Đức Phật đã làm trong quá khứ dẫn đến hiện tại và kéo dài tận vị lai, tất cả hiện hữu đầy đủ trong lâu các.

Đọc thêm một đoạn nữa “Khi Thiện Tài tham quan xong, Di Lặc khảy móng tay một lần nữa thì lâu các biến mất. Lâu các xuất hiện và biến mất “.

Lời kinh thật gần mà như xa. Như tượng Maitraye xuất hiện trước mắt rồi biến mất…

Nhưng có lẽ với người Việt thì bức tranh vẽ Milarepa được chú ý nhất. Vì đó là “người quen”! Qua bản dịch của Đỗ Đình Đồng năm xưa.

IMG_3433web-Milarepa

Milarepa (1052 – 1135) có những lời còn vang vọng

“Những công việc của thế gian sẽ tiếp diễn không bao giờ ngừng nghỉ. Đừng trì hoãn thực hành thiền định” – Milarepa

Sự liễu ngộ đích thực về Tánh Không trong tâm mình và
những ám ảnh hư huyễn của ý thức
giống nhau, song không giống.
Các con chớ nhầm lẫn.

 Sự hiểu biết về Cảnh giới Thanh tịnh qua Thiền định và
sự ưa thích tịch tĩnh sinh ra trong cơn xuất thần Tĩnh lặng
giống nhau, song không giống.
Các con chớ nhầm lẫn.

 Mùa gặt tinh thần và tư hữu thế gian đem lại
giống nhau song không giống.
Các con chớ nhầm lẫn.

Từ giã ngài Milarepa, hình ảnh còn đọng lại là tượng Phật Di Lặc cao ngước mặt  nhìn mới thấy và hình vẽ thô sơ trên vách, nếu không có dòng chữ Milarepa thì … như câu thơ nào đó đã đọc:

Có khi nào trên đường đời tấp nập.
Ta vô tình đã đi lướt qua nhau . 

Bước về,lời cuối còn đọng lại Những công việc của thế gian sẽ tiếp diễn không bao giờ ngừng nghỉ. Đừng trì hoãn thực hành thiền định – Milarepa

 

 

 


< Trở về mục lục

2 thoughts on “Ngàn dặm đường xa – đâu biết người quen!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *