Ngàn dặm đường xa – Tuyết vẫn đang tan

NganDam-logo small

Xe bắt đầu xuống hồ Yamdrok, chạy dọc theo bờ nước xanh ngọc, tưởng như dài vô tận. Dòng nước cứ theo xe, vẫn một màu xanh như tranh vẽ, chợt nhìn xa xa thấy núi tuyết nào đây nhỉ.

IMG_3246-web-docHo IMG_3249-web-docho2

Dừng chân nghỉ để ngắm “cận cảnh” hồ, có con chó ngao Tây Tạng làm kiểng mời chụp hình.

IMG_3244web-chongao

web-Yamdrok-b web-Yamdrok-c

Hồ xa dần, và hồ chỉ còn trong ký, dù có xem lại hình, thì vẫn chỉ còn là ký ức! Cảm giác gặp một người rồi xa mãi, có lẽ là thế!

Xe chạy qua làng người Tạng, đâu biết rằng còn một ngọn đèo nữa cao hơn sắp đến!

IMG_3252-nhaTayTang

Nhà Tạng xây cất tương tự nhau, có thể nhận ra bởi những lá cờ ngũ sắc trên nóc, và những dãy phân trâu Yak phơi trên tường hoặc gắn trên vách. Nhìn những dãy núi ngút ngàn mới hiểu vì sao người Tây Tạng chụm lửa bằng phân bò hay trâu Yak phơi khô. Đồi núi tuy nhiều, nhưng khô khốc trơ trọi, không có cây như miền nhiệt đới.

Qua những dãy nhà là ghé vào quán ăn nghỉ ngơi đôi chút, lại tiếp tục lên đường.

Chưa thể nhắm mắt ngủ được, vì lại bắt đầu lên đèo, cảnh trí mỗi vùng một khác, tuy vẫn là núi khô khốc trơ trọi, nhưng sắc đá mỗi nơi một khác. Triền núi bên dưới thấp có những lùm cỏ.

IMG_3264-web-lumco IMG_3263-lumco-web

Đang mơ màng nghe tiếng reo, thấy núi tuyết rồi!

IMG_3268web-nuituyet

Càng lúc núi tuyết càng gần, mây và tuyết như lẫn vào nhau!

IMG_3274-web-tuyetvaMay

Đến rồi, Kharola Glacier ! Đây mới là cao nhất, nhưng độ cao 5560m trên bảng là địa điểm đang đứng hay đỉnh núi nhỉ! À nơi đứng chỉ là 5015m

IMG_3281bang-va-tuyetIMG_3277-web-Kharolacier

Trên đường đi chưa biết có đỉnh núi Tuyết này! Núi thuộc Jiangzi (浪卡子lãng ca tử), lúc xem bản đồ biết có huyện này mà không biết là nơi có núi Tuyết. Nơi đây cách Lhasa 200km, và núi là giao giới giữa Lãng ca tử và Giang Tư (江孜), cách Giang Tư 71 km.

web-nuituyet

Đến gần xem

web-nuituyet-1

Cờ Talung ngũ sắc tung bay

IMG_3294web-talung

Đứng gần nhìn núi tuyết thú vị, miền nam có bao giờ thấy tuyết! Những đứa bé Tây tạng nơi đỉnh cao, có lẽ nhờ có du khách ghé ngang nên nhìn các em cũng không đến nỗi phải thương tâm.

IMG_3292web-tre-2 IMG_3291web-tre-TayTang

Có một con trâu Yak nằm chờ chụp hình, đó là công việc nhẹ nhất của nó, nên nhiều người cũng ủng hộ nó cho vui.

IMG_3287-web-Yak-chuphinh

Kharola Glacier (卡若拉冰川 ca nhã lạp băng xuyên), Bây giờ là chớm thu, tuyết đã tan gần hết, nếu là mùa Tuyết rơi, chắc đèo này không đi được.

Nhìn gần thấy tuyết cũng còn dầy, những đường trắng nhỏ phía dưới là tuyết tan thành nước đang chảy xuống. Và chảy mải miết xuống đến thung lũng thành sông!

IMG_3278web-nhin-gan

Từ giã núi tuyết. Rồi mọi ước mơ đọng lại như tuyết trên đỉnh kia, tan theo mùa, chảy xuống thành sông cho người lữ hành. Chợt nhớ lúc bà David Neel có những ngày phải chịu khát, khi đi qua những dãy núi khô khốc, không tìm ra một dòng suối nhỏ. Và từng đoạn đường qua sông qua suối qua sa mạc qua núi tuyết, mỗi nơi có một nhắc nhở thầm thầm theo bước chân.

Xuống thung lũng, xe cũng chạy giữa núi trơ trọi chập chùng. Nhìn vẫn thấy một sức sống mạnh mẽ bên trong. Như lời kệ của ngài Vân Môn: Việc này không ở trên mắt, cũng chẳng ở trên cảnh, cần phải bặt tri kiến, quên được mất, sạch trọi trơn, bày trơ trơ.

IMG_3296web--thunglung

Thoáng nhớ rồi quên, bước trở lại trần gian muôn màu, giây điện giăng giăng.

IMG_3306-web-GiangTu

Xe vào một đô thị vừa tái tạo, đường xá gập ghềnh. Đến Bạch Cư Tự.

IMG_3308-web-BachCuTu

web-BachCuTu

web-bachcutu-2

Palkhor (Bạch Cư Tự白居寺) cao độ 3900m,.vị trí tại huyện Giang Tư, kiến tạo vào thời Minh niên hiệu Tuyên Đức thứ hai (1427), trải qua 10 năm mới xong.

Nơi đây có ba tông phái Sakyapa (Tát-ca 薩迦), Kadampa (Cát-đang 噶當), Gelugpa (Cách-lỗ 格魯). Tên chùa có ý nghĩa là “Cát tường luân thắng lạc đại tự吉祥輪勝樂大寺”, gọi tắt là “Cát tường luân tự”, âm dịch của Palkhor là Bạch Cư Tự.

Những bích họa nơi đây rất đặc sắc, chủ yếu diễn tả về hai tông hiển-mật, cố sự và bổn sanh của Phật Giáo.

Lạ một điều rất khó tìm thấy tư liệu nói về chùa này. Khi vào thì thấy kinh điển còn rất nhiều, đóng gói để trong tủ kính.

IMG_3341web-palkhor-kinh

Hiện nay tiếng Tạng đang được thế giới bên ngoài khuyến khích học, để khả dĩ có thể đọc được những tam tạng kinh điển dịch từ Phạn qua Tạng. Tạng kinh chữ Tây Tạng còn nhiều hơn Tạng kinh chữ Phạn còn tìm được hiện nay.

Vì chúng ta chưa quen với Phật giáo Tây Tạng, và tên đọc theo Tạng ngữ cũng chưa quen, nên rất khó nhớ, trừ các bậc như Liên Hoa Sanh, Tông Khách Ba, A-ti-sa…

Ngài A-ti-sa có nói như sau ““Hãy rời bỏ bất cứ nơi nào có thể làm tổn hại sự tu tập của bạn; hãy luôn ở một nơi làm tăng trưởng thiện pháp. Nhộn nhịp rất có hại trừ khi bạn đã đạt tâm an định; vì vậy hãy ở một nơi vắng lặng. Hãy từ bỏ những bạn bè làm tăng trưởng những sự trói buộc tham ái của bạn; hãy nương tựa những người bạn giúp bạn tăng trưởng thiện pháp. Hãy luôn ghi nhớ điều này. Không bao giờ có sự tận cùng các công việc cả, hãy giới hạn hoạt động của bạn. Hồi hướng công đức của bạn ngày và đêm cũng như luôn luôn tỉnh giác”.

Vào trong Đoàn có chụp được một ít hình, xem qua thấy tượng tạc và bích họa rất đặc sắc.

web-Palkhor-3 IMG_7280-webDaiNhatNhuLai-Palkhor web--Palkhor-1 web-Palkhor-1a web--Palkhor-2

Bước ra ngoài nhìn tháp Kumbum, nhưng không nghĩ rằng sẽ đi lên 7 tầng lầu đó. Chụp hình bên ngoài rồi ra về.

IMG_3354web-thap-kumbum

Trên đường ra, lại chuyển kinh!

web-Palkhor-chuyenkinh

Chuyển mãi cũng chỉ được nửa tạng, còn nửa tạng kinh kia, Ngài Triệu Châu đã nói gì!

Xe ra khỏi chùa, chạy qua lâu đài cổ Giang Tư, chụp một hình, để gọi là…

IMG_3357web-lauDai

Trên đường về, chiều đã xuống.

IMG_3363web-chieu-giangtu

Ngày xưa ngài Hư Vân đã đi bộ đến đây, rồi đi tiếp đến Shigatze. Bây giờ xe chạy mà còn nghe đường sao quá dài! □

 


< Trở về mục lục

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *