Điều chưa từng nghe

Buổi chiều bắt đầu đi về Vaishali (Tỳ-xá-li).

NietBan-Vashila-map

Từ Parinirvana Stupa đến Vaishali xe chạy song song với sông Gandak, phải qua sông Gandak mới đến Vaishali.

Gần qua sông Gandak, xe kẹt hàng dãy, nhờ di chuyển chậm nên chụp được Hai bên đường cỏ lau trắng xóa, và  dòng sông Gandak. Đất với trời như liền một mối.

song-Dandak song-Dandak-1

Gandak-CoLau

Thầy Huyền Trang ghi rằng: “Đến xứ Vaishali (Phệ-xá-li吠舍釐) bên bờ sông Gandak”. Nay nhìn trên bản đồ, rồi qua con sông này, như lời người xưa đã gian nan trên đường tìm bản kinh để lại.

Trước khi đến Vashali, xe chạy ngang Kesarya, nơi Đức Phật đã gửi tặng chiếc bình bát cho Bộ Tộc Litchchavi, khi Ngài trên đường về Câu-thi-na để nhập Niết Bàn. Tháp được khai quật, đang trên tiến trình trùng tu.

Trong thời đức Phật, đây là biên giới quan trọng giữa bộ tộc Malla của Kosala và bộ tộc Lichchhavis của Vaishaly, đây là hai bộ tộc trong tám bộ tộc nhận được xá-lợi khi trà-tỳ.

Kesaria-bangten Kesariya-hinhvetientrinh

Khi đoàn đến viếng, ụ đất được khôi phục lại phân nửa. Nhìn bên cỏ xanh, chưa được dựng gạch lại.

Kesariya-thapKesariya-chinhdien

Trong mỗi ô đều có tượng Phật, nhưng không toàn vẹn, giống như bị thời gian bào mòn. Nhìn thấy, nhưng quả là không đành chụp hình!

*

Đến vaishali khoảng 4.30 chiều.

Vaishali-bang

Bảng khắc trên đá chưa bao lâu mà đọc đã không còn rõ. Chưa có dịp tra cứu lại nội dung.

Tháp và trụ vua A-dục[1]

Vaishali-toancanh

Thầy Huyền Trang đến đây, ghi lại rằng:

Nơi đây có nhiều truyện tích:

– Chính tại đây do lời thỉnh cầu của Di mẫu Mahāprajāpatī-Gautamī  (Ma-ha-ba-xà-ba-đề摩呵波闍波提) mà giáo hội Ni được thành lập, vào tháng mùa mưa năm 524 trước công nguyên.

– Đức Phật hứa với Ma vương sẽ nhập Niết-bàn và tuyên bố sẽ nhập Niết-bàn.

– Sau khi Đức Phật nhập diệt xá-lợi của Ngài được chia thành 10 phần và tộc Tỳ-xá-li được một phần thờ tại đây.

– Trong bản kinh Duy Ma Cật 毘摩羅詰經, chúng ta đọc thấy câu: “Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại Tỳ-da-li, Am-la thọ viên, dữ chúng đại Tỳ-kheo…

Nhân bản kinh này, để lại một thuật ngữ trứ danh trong nhà Thiền: “Tỳ Da Đổ Khẩu 毗耶杜口”.

– Cô Am-ma-la 菴摩羅 dâng cúng đất vườn. Sau này xuất gia trở thành một trong mười đại đệ tử ni, chứng A-la-hán.

Lúc ngài Huyền Trang đi qua còn nền cũ.

– Cách đó không xa là vườn xoài nơi Di mẫu và các Tỳ kheo ni chứng nhập Niết-bàn.

– Kinh điển kết tập lần thứ II tại Tỳ-xá-li, có 700 Tỳ-kheo họp tại thành Tỳ-xá-li, nên còn gọi lần kết tập này là “Thất bách tập pháp”.

Ai cũng biết rằng nơi đây tôn giả A-nan hết lòng cầu thỉnh xin Phật cho người nữ xuất gia, nhờ vậy giáo đoàn mới có tứ chúng xuất gia: :Tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, Sa-di, Sa-di ni.

Hoặc tứ chúng xuất gia và tại gia: Tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di

Nhưng quan trọng nhất là lời xác nhận của Đức Phật [2]. Ai cũng có khả năng thành Phật!

Thật là điều chưa từng nghe, chưa từng thấy vị đạo sư nào xác quyết sự bình đẳng tuyệt đối trên tính Phật của mỗi một người. Không phân biệt màu da, giai cấp, giới tính…

vaishali-nidoan

Bên cạnh là nơi trú ngụ của Ni đoàn, bậc trưởng thượng là Mahàpajàpati Gotami, vị tỳ-kheo ni đầu tiên của Ni giới. Và là người chứng quả A-la-hán cùng với 500 vị tỳ-kheo ni.

Chiều xuống với những giọt nước mắt rơi.

Vaishali-chieu

*

Trên đường về Rajgir, có một địa điểm tìm thấy ngày xưa có để xá-lợi Phật của bộ tộc Lichchhavi [3]

Relic-Lichh

xaloi-trenduong

*

Ghé đâu đó dùng chiều, đến chỗ nghỉ sẽ rất khuya. Nhìn bản đồ, trên đường đi cũng coi là chiêm bái. Đất nước Ấn rộng lớn, có dịp đi trên đường dài, qua phố thị, qua ruộng đồng… cứ thế miên man thay đổi như tâm lao xao giữa đời.

Vaishali-Rajir

Trời tắt nắng, ánh đèn đã lên, qua sông Ganga (sông Hằng). Chiếc cầu Kacchi Dargah Bidupur Bridge 9.76 km đang sửa chữa. Không nhìn rõ chiếc cầu thế nào, chỉ thấy xe qua cầu rất lâu, không biết có chiếc cầu nào nhiều nhịp thế không.

Những chuyến chiêm bái về sau, đường xá có lẽ dễ chịu hơn. Hiện nay đoạn đường nào cũng đang nới rộng, trải nhựa. Trời đã tối, đường khó đi. Qua Patna (Hoa Thị Thành) thủ đô một thời vàng son của đời sau vua A-xà-thế. Không thể dừng lại để xem thế nào.

Rồi cũng đến Rajgir, kinh đô của vương quốc Magadha [Ma-kiệt-đà] thời Phật còn tại thế.



Chú thích

[1] Ashokan Pillar Vaishali
Alexander Cunningham had identified the present site of Vaishali in 1861-62 A.D on the basis of Chinese records and reconfirmed it by limited excavations (1880-81 A.D). Subsequently two significant excavations were conducted by T. Block (1903-04) and D.B Spooner (1913-14 AD). In recent years, archaeologist had undertaken the excavations to have the scientific view of the ancient site. The major reports on the Vaisali remains are by Krishna Deva and Vijayakant Mishra (1950), A.S Altekar, B.P. Sinha and Sita Ram Roy (1957-61).

[2] Respectfully he questioned the Buddha, “Lord, are women capable of realising the various stages of sainthood as nuns?”
“They are, Ananda,” said the Buddha.
“If that is so, Lord, then it would be good if women could be ordained as nuns,” said Ananda, encouraged by the Buddha’s reply.
“If, Ananda, Maha Pajapati Gotami would accept the Eight Conditions it would be regarded that she has been ordained already as a nun.”

[3] Buddha’s Relic Stupa

this is one amongst the eight original relic stupas built over the corporeal remains of Buddha. According to Buddhist traditions, after attaining magaparinirvana his body was cremated by the Mallas of Kushinagar with a royal ceremony befitting an universal king and the mortal remains were distributed among the eight claimants including the Lichhavis of Vaishali. Seven others were Ajatshatru the king of Magadha, Sakyaas of Kapilvastu, Bulis of Alakappa, Koliyas of Ramagram, A Brahmin of vethoweep and mallas of Pava and Kushinagara.


< Trở về mục lục

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *