Khi lên Nga Mi, quên mất chuyện Ỷ Thiên Đồ Long của Kim Dung. Có lẽ không thấy nơi nào để gợi nhớ rằng nơi đây có một tông phái Nga Mi, với tên Diệt Tuyệt Sư Thái và Chu Chỉ Nhược. Hoặc giả không còn nghĩ đến những gì khác ngoài độ cao và đường dốc chăng! Trời lại không lạnh, chỉ thỉnh thoảng dừng lại để lau mồ hôi! Nên không kể thêm từ “lạnh buốt” như khi nghe những người đã đi kể lại!
Về khách sạn Thành đô, tất cả được nhắc chuẩn bị tinh thần khi sắp đến một nơi độ cao không quen thuộc. Đọc những hướng dẫn nghe nói không khí chỉ khoảng 60% bình thường. Thuốc men thì được chỉ dẫn đầy đủ, quan trọng là không được tắm rửa ngay, dù là rửa mặt! Vì sẽ bị nhiễm lạnh…
Xin tuân thủ!
Ngẫm nghĩ thời hiện đại này, mọi di chuyển đều tiện lợi và nhanh. Rất nhiều chuyến bay có thể đến Tây tạng, đường xe cũng có. Nhớ những đoạn đường gian khổ người xưa đã đi, chí nguyện kiên cường. Ngày nay tiện nghi đầy đủ hết, chỉ thiếu chút chí nguyện kiên cường mà thôi.
Thử xem những đoạn đường có thể đến Tây Tạng.
Theo các tuyến du lịch có 4 đường đến Tây Tạng:
Vân Nam ; Thành Đô; Tây Ninh (tỉnh Thanh Hải); Urumqi (Tân Cương) .
– Đường từ Vân Nam chưa nghe có ai đi vì quá quanh co, hiểm trở, sương mù dày đặc. Nhưng ngày xưa có bà Alexandra David-Néel đã đi con đường này.
– Từ Urumqi(Ô Lỗ Mộ Tề烏魯木齊) đi Lhasa phải qua 2 con đèo cao trên 6000m, mất vài ngày. Ngày nay đã có máy bay từ Urumqi đi Lhasa. (nếu đi Tân Cương con đường tơ lụa, mới sử dụng đường này về Lhasa). Đây là thủ phủ khu tự trị tân cương, đây là một đô thị quan trọng nằm trên con đường tơ lụa. Nhưng ngày xưa ngài Huyền Trang không ghé qua đây, vì muốn ghé đây phải quanh về phía bắc.
– Đường 109 từ Thanh Hải đi Lasha có thể đi vì tốn ít thời gian hơn, có tuyến đường sắt hoặc đường bộ chạy song song với tuyến đường sắt. Thủ phủ thanh Hải là Golmud (Cách Nhĩ Mộc格尔木) (Golmud là âm từ chữ Tạng ན་གོར་མོ་གྲོང་ཁྱེར, đọc thế này: na gor mo grong khyer, sau chuyển âm Mông Cổ là “γool modu” đọc nghe gần hơn. Tuy chúng ta không biết tiếng Tạng và tiếng Mông Cổ, nhưng ghi lại làm “tư liệu” tra cứu khi cần.)
– Từ Thành Đô thì có đường bộ (như con đường ngài Hư Vân đã đi), hoặc đi máy bay là nhanh nhất, chỉ vài tiếng đồng hồ, như đoàn chọn đi.
Chọn tuyến Thành Đô-Tây Tạng là tốt nhất. Vì có thể tham quan Đại tượng Lạc Sơn, Núi Nga Mi với Bồ Tát Phổ Hiền. Đó là những địa danh quen thuộc. Còn những đường kia, địa danh còn khá xa lạ với người Việt.
Chưa kể có tuyến đường sắt Thanh Hoa – Tây Tạng đi từ Bắc Kinh đến Tây Tạng. Có tài liệu nói, “Công chúa Văn Thành mất 3 năm mới đến được Lhasa! Nếu đi đường sắt như hiện nay mất 44 giờ xe lửa chạy”.
Nhưng xem tuyến đường thì không thấy ngang Trường An (Tây An). Đọc sử thấy năm 641 Lý Đạo Tông đưa công chúa qua đến Thanh Hải thì Tùng Tán Cán Bố đã đến đó đón!
Nếu du lịch đi tuyến xe dài ngày người trẻ dễ chọn hơn những đoàn có nhiều người “cao tuổi”! Thôi thì chọn máy bay cho đỡ căng thẳng khi tàu lửa qua những cung đường nguy hiểm.
Gọi là cung đường vì có lẽ rất nhiều đoạn hình vòng cung, gọi là cua chữ U hay chữ C. Xe chạy còn thấy nguy hiểm nữa là đoàn tàu dài quanh qua những cua đó!
Lưu ý là tiến Phạn và tiếng Tạng khác nhau. Tiếng Phạn (Sanskrit) cách viết thì nhìn tiếng Phạn có vẻ dễ nhận ra hơn Tạng.
Khi đến Tây Tạng, những bảng viết là tiếng Tạng.
Tạm biệt Thành Đô chỉ với độ cao 500m để lên miền núi với độ cao nơi sân bay Lhasa Gonggar trên 3500 m. □