Ngàn dặm đường xa – Gia Châu đại tượng

NganDam-logo small

Sau khi rời Chùa Chiêu Giác, xe khởi hành về Lạc Sơn, đường đi không xa lắm chỉ khoảng hơn hai tiếng, nhưng vì kẹt xe, nên đường như dài hơn.

web-TrenDuongDiLacSon1WEBThanhDo-LacSon

Vẫn còn nhiều khách sạn nhà hàng ghi bảng hiệu Gia Châu (嘉州Jiazhou ).

Gia Châu được thành lập vào thời Nam Bắc Triều, thời Tùy Đường nhập vào Mi Châu (眉州), có lúc đổi thành Mi Sơn. Đường Càn Nguyên năm đầu mới đổi lại là Gia Châu. Sầm Tham (715-770) lúc làm thích sử Gia Châu được gọi là “Sầm Gia Châu”. Ông làm rất nhiều thơ về Dương Quan, Ngọc Môn quan chúng ta sẽ đọc thơ ông khi đến Đôn Hoàng.

Gia Châu nay là thị Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên. Trong bài Cuồng Ca Hành của Đỗ Phủ cũng có vài câu thơ nhắc đến Gia Châu.

今年思我來嘉州,Kim niên tư ngã lai Gia Châu,
嘉州酒重花繞樓。Gia Châu tửu trùng hoa nhiễu lâu.
樓頭喫酒樓下臥,Lâu đầu khiết tửu lâu hạ ngoạ,
長歌短詠還相酬。Trường ca đoản vịnh hoàn tương thù.

Nghĩ năm nay tôi đến Gia Châu
Rượu Gia Châu nồng, hoa quanh lầu.
Trên lầu uống rượu, xuống lầu nghỉ
Vịnh ngâm trường ca cùng xướng hòa. 

Đường đi rất nhiều bảng giới thiệu hai địa điểm nổi bật là tượng Phật Lạc Sơn và đỉnh Nga Mi.

web-gioithieu

Định tham quan rồi mới dùng trưa, nhưng bây giờ không thể đi bộ hoặc lên núi được! Đúng là “có thực mới vực được đường”,

Sau khi dùng trưa, bước ra nhìn con sông cuồn cuộn chảy với dòng nước khác màu, khiến các tay chụp hình bấm máy không ngừng. Nhìn thấy, mới biết sự nguy hiểm của đoạn sông hợp dòng, trước kia đoạn sông này nước xoáy rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại, người xưa chí nguyện kiên cường tạc tượng Phật để người qua đoạn sông này bình an.

web-nuoc web-nuoc-songwebmap-lacsondaiphatTượng Di lặc tạc nơi vách núi, đoạn ba dòng sông hợp dòng

Đại Phật Lạc Sơn, nguyên tên là “Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng”, vị trí tại ngọn Thê Loan (棲鸞峰) núi Lăng Vân (凌雲山), là nơi hợp lưu của ba con sông: Mân giang岷江(Dân giang), Thanh Y giang青衣江, Đại độ hà大渡河.

Đại Tượng còn có tên Gia Châu Đại Phật (嘉州大佛), Lăng Vân Đại Phật (凌云大佛).

Tượng Phật nhìn qua đỉnh Nga Mi, cao 71m bắt đầu tạc từ năm 713 dưới thời Đường Huyền Tông, trải qua nhiều triều vua Đường, khoảng 90 năm mới hoàn thành. Qua hình ảnh được xem lâu nay vẫn không thể so sánh gì được với cảm xúc khi nhìn tượng được tạc trên một ngọn núi, quá kỳ vĩ.

Khi thuyền chạy ngang chân tượng, dừng lại để mọi người chụp hình. Đoàn cũng rất lạ, vì sao trải qua bao năm tháng mà tượng Phật vẫn còn như thế, không bị nước gió bào mòn. Hỏi ra mới biết, người tạc tượng đã tạo những hệ thống thoát nước, giúp tượng ít bị xói mòn.

web-GiaChau     web-songdoimauweb--dautuong

Sau đó lên bờ, bắt đầu đi đến chùa Lăng Vân, khoảng đi bộ và lên dốc khá xa.

web-map

Nơi chùa Lăng Vân đứng ngang tầm đầu tượng

web-LangVanTu web--dautuong1

 

web-HaiThongTăng nhân Hải Thông người Quý Châu, khi đi ngang vùng này, thấy nước xoáy và những hiểm nguy cho tàu thuyền qua lại, chủ trì kiến tạo, tu tạc tượng Phật Di Lặc. Truyền thuyết kể rằng có vị quan thời đó muốn lấy tiền tạc tượng, Sư Hải Thông bảo “Mắt có thể khoét, tiền Phật khó được”. Câu này được khắc dưới chân tượng “tự mục khả oan, Phật tài nan đắc”

 

Phía trên chùa Lăng Vân có tạc tượng ngài, đứng bên cạnh tượng, nhìn tượng rất cảm động. Bức tượng như sống động, như vẫn còn đó hùng khí của một tăng nhân với Đại Tượng Gia Châu. Đôi mắt không nhìn thấy, hay nhìn thấu con sông an bình kia!  Cảm động thật, tấm lòng người xưa.

Đi bộ xuống núi, đất núi chung quanh vùng đều có màu đỏ thế này:

web-dat-do

Trong thiền sử có nhiều câu nói liên quan đến “Gia Châu đại tượng”, các lời này thường được các vị tăng ở Thành Đô hoặc đệ tử thuộc dòng Chiêu Giác Khắc Cần nói ra.

Đại tượng Gia Châu  thường nhắc chung với thiết ngưu Thiểm Phủ. Trâu sắt Thiểm phủ, tương truyền do vua Vũ đúc trâu sắt ở ngoài thành Thiểm phủ, tỉnh Hà Nam, để phòng nước sông Hoàng gây lũ lụt, là thần thủ hộ của Hoàng hà.

Chiêu Giác Khắc Cần nói: “Sùng Ninh hôm nay trên đất thêm bùn, dám nói con trâu Quy Sơn đụng nhằm cá chép Hải đông, trâu sắt Thiểm Phủ nuốt tượng lớn Gia Châu…” (昭覺勤云。崇寧今日土上加泥。敢道直得溈山水牯牛。觸殺東海鯉魚。陝府鐵牛吞却嘉州大像。)

Trúc Am Sĩ Khuê, (người Thành Đô) nói:Nhất trần khởi đại địa thâu, Gia Châu tạc tượng lớn, Thiểm Phủ đúc trâu sắt“.

Mật Am Hàm Kiệt: Đại tượng Gia Châu ăn nhiều muối, thiết ngưu Thiểm Phủ thêm khát nước 嘉州大吃鹽多。陝府鐵牛添得渴。

Những dòng ngữ lục, đọc qua tuy không thể hiểu ngay, há vẫn có những điều rất gần gũi mà một đời đi tìm hay sao!

Trở về nghỉ ở khách sạn dưới chân núi Mi sơn.

Khách sạn có tên Thiền Tuyền- Nhạ xá, cách bố trí nhìn rất dễ thương, trong phòng có một nơi ngồi uống trà, và một bài thơ trên vải. Một nơi dừng chân nhẹ nhàng nhất sau một ngày dài tham quan.

web-bantra web-thientuyen

Buổi sáng thức giấc, cũng kịp ngồi uống một tách trà trước khi mọi thứ qua như một giấc mộng!

(Mời xem tiếp Nga Mi Sơn)


< Trở về mục lục

One thought on “Ngàn dặm đường xa – Gia Châu đại tượng

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *