Ngày thứ 9 – 14/10: Koyasan – Nara

Ngày thứ 9 – 14/10:   Koyasan – Nara –
Kyoto
Khởi hành đi Nara (Nại
Lương)
Thời kỳ Nara (Nara-jidai; Nại
Lương thời đại 
奈良時代) của lịch sử Nhật Bản kéo
dài từ năm 710 đến năm 794.
 
Kinh đô Nara được xây dựng theo
mô hình của Tràng An
長安
kinh đô của nhà Đường, Trung quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng
lưu Nhật Bản đã lấy người Trung quốc làm kiểu mẫu, kể cả du nhập chữ viết của
Trung quốc (Kanji
漢字) và Phật giáo.
Theo Sử Phật Giáo Nhật Bản, nước Bách Tế (một
trong Tam Quốc Triều Tiên: Bách Tế, Tân La, Cao Câu Ly) truyền Phật Giáo đến Nhật
Bản vào thế kỷ thứ VI nhằm thời đại Phi Điểu 
飛鳥時代 (Asuka Period 593-710).
 
Dưới thời vua Thánh Ðức 聖徳 (j: sho­kotu,
593-621), Phật giáo trở thành quốc giáo. Năm 594 nhà vua ra lệnh cho dân chúng
phải thờ phụng Tam bảo. Ông khuyến khích dịch và viết kinh sách, bản thân ông
cũng viết luận giải về các kinh (Duy-ma-cật
sở thuyết kinh
) và cho xây chùa
trên khắp đất
nước
và thành lập Pháp Long tự
(j: hō­ryū-ji) nổi tiếng ở Nại Lương
(nara)
,
đây
ngôi chùa gỗ có tuổi thọ lâu nhất trên thế giới.
 
1/ Pháp Long Tự 法隆寺 (Horyu-ji)
 
Toàn cảnh Pháp Long Tự
 
Khi đọc sử Phật
Giáo Nhật Bản thấy chùa Pháp Long được nhắc đến, nên lòng hăm hở đến viếng.
Đoàn đến vào buổi sáng, nhìn nơi đậu xe có hơi thất vọng, vì chẳng thấy ra vẻ
gì chùa xưa. Sau đó mới biết đây chỉ là bãi đậu xe, phải đi bộ một đoạn khá xa
mới đến chùa.
Trong Bách Khoa Toàn Thư (wikiwand) ghi:
Hōryū-ji (法隆寺, ほうりゅうじ, còn được biết
với tên Pháp Long Tự) là
một ngôi 
chùa Phật
giáo
ở Ikaruga, tỉnh Nara, Nhật Bản, là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji. Tên đầy đủ là Hōryū
Gakumonji
 (
法隆学問寺, ほうりゅうがくもんじ).
Công trình bằng
gỗ cổ nhất thế giới, kiến thiết từ 
thế kỷ
thứ 7
.

Như vậy trải qua một ngàn mấy trăm năm chùa gỗ vẫn còn tồn
tại, thật không biết gỗ gì mà bền đến thế. Thật xứng đáng đến để tận mắt nhìn.
Thế giới mênh mông mà ngôi chùa này cổ nhất.

Ngũ Trùng Tháp

Mỗi người đều chụp một góc
nào đó theo ý, người đông nên chụp cho được cảnh không có người đông đảo cũng
hơi khó.

Trong khuôn viên chùa có tòa nhà trưng bày cổ vật, nơi đó thấy có hình thái tử Thánh Đức. Tiểu sử được ghi chú khá rõ ràng.

Thái tử Shotoku cùng em trai (trái: Hoàng tử Eguri) và con trai trưởng
(phải: Hoàng tử Yamashiro).
Rời Pháp Long
Tự, đi tiếp về hướng Bắc, xem bản đồ thấy từ Phi Trường đến gần đây hơn. Nhưng
nếu đến những nơi này trước, có lẽ hình ảnh về đất nước Nhật Bản chưa để lại ấn
tượng buổi đầu.
Thật tình cảm
tạ ban tổ chức đã chọn cảnh trí Thanh Tịnh Tâm Viện để đến đầu tiên, một cảnh trí “rất Nhật” theo ấn tượng được coi trong sách vở.
 
2/ Đông Đại Tự東大寺(Todai-ji)
 
Tōdai-ji (Đông Đại Tự東大寺 ) là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở thành phố
Nara, Nhật Bản. Điện chính của chùa (Đại phật điện), được biết đến như là quần
thể kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới và là nơi có tượng đồng của Phật Tỳ Lô Giá
Na.
Vì muốn thấy chữ Đại Hoa Nghiêm Tự, nên không thể chụp toàn cổng được.
Biết không thể chụp được hình chánh diện, nên mua một tấm card postal để nơi đây.

Đây là Đại bản
sơn của Tông Hoa Nghiêm, có tượng đồng Phật Tỳ Lô Giá Na.

Hoa nghiêm tông (j: kegon-shū) Nhật Bản dựa trên giáo lí
của Hoa nghiêm tông Trung Quốc, được Thẩm Tường (
; c: shěn-xiáng; j: shinshō; K: Simsang// Tăng Đại Hàn
thời vương quốc Tân La
) truyền qua Nhật năm 740.
 
Ðại
sư người Nhật đầu tiên của tông Hoa nghiêm là
Lương Biện (良弁,
良辨; j: roben, 689-772).
Thánh
Vũ Thiên hoàng (j:
shōmu, 724-748) là người muốn trị
nước theo nguyên công án của tông Hoa nghiêm. Ông cho xây Ðông Ðại tự ở Nại
Lương (
nara), sau đổi tên là chùa Hoa nghiêm, trong đó có một tượng
Phật Ðại Nhật (
vairocana). Ngày nay chùa này vẫn là một trung tâm của Hoa nghiêm
tông Nhật Bản. Hoa nghiêm tông đóng một vai trò quan trọng trong nền triết lí
Phật giáo tại Nhật và kinh
Hoa nghiêm
được diễn giải để bảo vệ
cho quan điểm thống nhất quốc gia. (
Đoạn nói về Hoa Nghiêm tông theo tự điển Chân Nguyên-Đỗ Quốc Bảo)
Tượng Tỳ Lô Giá Na bằng đồng
Trước cổng
chùa, nai đi lang thang tự do, nai không sợ người, có thể vuốt đầu nai cũng
được. Mọi người đua nhau chụp hình, nhưng người đông thật khó mà ghi một cái
hình coi cho được.
Đành mượn đỡ tấm hình của wikiwand để xem

Trong khuôn viên có Khai Sơn Đường, nơi để tượng ngài Lương Biện Tăng Chính.

 

Có một gian trưng bày mô hình của Đông Đại Tự rất chi tiết và công phu. Không biết trong Đoàn có chụp lại không, bây giờ nghĩ lại mới tiếc sao lúc đó không chụp vài tấm!
 
3/ Thanh Thủy Tự
(Kiyomizu)
 
Chùa Kiyomizu (tiếng Nhật: 音羽山清水寺),
romaji: Otowasan Kiyomizudera) ở núi Dã Vũ Sơn (Otowasan)
là một ngôi chùa thờ Quan Âm
nghìn tay ở thành phố Kyoto, Nhật Bản. Cái tên Kiyomizu có nghĩa là thanh thủy
(nước thiêng) và trở thành tên hay được gọi nhất của chùa.
Chùa được sư Enchin (Viên Trân円珍 [814–891]) chủ trì xây dựng vào năm 778 (Quang Nhân
Thiên Hoàng 光仁天皇, niên hiệu Bảo Quy
寶龜thứ chín)
thời kỳ Nara (Nại Lương). Chùa bị cháy nhiều lần, kiến trúc hiện nay được xây từ
năm 1633.
 
Chiều xuống nhanh, không thể đi xa nên đến viếng
Thanh Thủy Tự, đã gần tới giờ đóng cửa nên phải gấp gấp tham quan!
 
Đường lên chùa hai bên là dãy phố hàng lưu niệm, nhìn
choáng cả mắt, chẳng biết nên mua gì để lưu niệm! Đồ gốm thì quá nặng, tranh
ảnh thì chưa biết sẽ treo đâu… Còn những món vừa ý thì có lẽ vượt xa khả năng
tiền. Mới thấy ý mình chọn hình như ít khi nào “ít muốn, biết đủ”. Cuối cùng
chắc có ai đó mua được gì đó để làm quà cho người ở đâu đó.
Vì đi nhanh mà đường lên dốc cao, nên khó nhớ mình
đã đi qua những gì. May tìm được một bản đồ, bây giờ xem lại mới biết khả năng
đi nhanh qua dốc của Đoàn thế nào.
Đường lên dốc khá đứng, đi
rất mỏi chân, nhất là sau khi đã đi bộ cả ngày! Nhưng nghe nói ở đây có “nước
thiêng” cố đi lên cho biết. Trong bản đồ là địa điểm Otawa Waterfall, khi đến
rồi đành làm thinh mà đi xuống. Có chụp hình nhưng để lên đây nhìn thất vọng
thêm! Phải gỡ xuống.

Trang 19 của 19« Đầu...10...141516171819