Ngày thứ 11 trong chuyến đi– 16/10: Kyoto – Yokohama – Tsurumi – Kamakura

Ngày thứ 11 trong chuyến
đi– 16/10: Kyoto – Yokohama – Tsurumi – Kamakura 

 
Đi tàu lửa cao tốc từ Kyoto đến thành phố Karakura.
Các chuyến tàu chạy cách nhau không nhiều, và nghe nói chỉ có mấy phút để lên
tàu, nên vừa thấy tàu đến là xem phải chuyến của mình không.
Chờ tàu đến đứng nhìn bâng quơ, thoáng nghĩ, mọi thứ
như đang chờ tàu đến, mình sẽ đi chuyến đã mua vé sẵn. Nên yên tâm, khi nào đi
sẽ có người nhắc cho biết. Hành lý càng gọn nhẹ thì càng khỏe, ôm đồm càng nhiều
càng khổ. Nếu thỉnh thoảng nhớ vậy, đời cũng nhẹ lo… con đường ai cũng phải
đi.

May là hành lý đã gởi đi trước từ hôm qua, bây giờ chỉ hành lý xách tay, nhưng nhìn chung cũng khá nhiều. Sự phát sinh bởi những hàng lưu niệm mỗi chỗ ghé thăm.

Lên tàu ngồi đâu đó yên ổn, nhìn tàu chuyển bánh rồi một thoáng ra khỏi ga tàu chạy vùn vụt, hình như tốc độ tới mấy trăm cây số giờ, nhìn cảnh vật lướt qua cửa sổ, mới nhìn chưa quen rất chóng mặt. Nghe nói tàu đi ngang núi Phú Sĩ, nhưng chưa định hình định hướng biết núi ở đâu mà nhìn! Nếu chưa từng thấy hình thì có gặp cũng chẳng biết! Chỉ thấy núi nào cũng như núi nấy!

 
“Chẳng mấy chốc” tàu đã đến, có thể nói như vậy – với tốc độ của tàu chạy.
 
Thành phố Kamakura (tiếng Nhật: 鎌倉市 Kamakura-shi; Hán-Việt:
Liêm Thương thị) là một đơn vị hành chính cấp hạt của Nhật Bản thuộc tỉnh
Kanagawa. Thành phố này được thành lập từ năm 1939. Tuy nhiên, cái tên Kamakura
của vùng đất này đã có từ rất lâu.Kamakura nằm ở phía Tây bán đảo Miura. Phía
Nam trông ra vịnh Sagami. Ba phía Bắc, Đông và Tây có những dãy núi bao bọc.
Ngũ sơn tại Nhật Bản thì thay đổi theo thời
đại, vương triều, đến năm 1386 mới ổn định.
Tại Kiếm Thương (Kamakura) Ngũ sơn được kể:
1- Chùa Kenchō
(Chùa Kiến Trường
建長寺)
2- Chùa Engaku (Viên Giác Tự圓覺寺)
3- Chùa Jufuku (Thọ Phước Tự壽福寺) ở núi Quy Cốc龜谷山. Chùa này cũng mời ngài Vinh tây đến khai sơn. Dòng kế thừa:
Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇), Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心),
Viên Nhĩ Biện Viên (
圓爾辨圓), Đại Hiết
Liễu Tâm (
大歇了心), Lan Khê
Đạo Long (
蘭溪道隆), Đại Hưu
Chánh Niệm (
大休正念), Nghĩa
Đường Châu Tín (
義堂周信).
4- Chùa Jochi (Chùa Tịnh Trí)
5- Chùa Jomyo: Jomyo-ji là một tự viện được xây dựng
vào năm 1188 bởi Ashikaga Yoshikane –Mạc Phủ Kamakura dưới sự trụ trì của nhà
sư Taiko Gyoyu. Thời đó, nó là một ngôi chùa thuộc tông phái Shingon-shu (Chân
Ngôn Tông) với tên gọi là Gokuraku-ji, nhưng sau đó con trai của Yoshikane là
Yoshiuji đã cải tông ngôi chùa thành phái Rinzai-shu (Lâm Tế Tông) và lấy tên
là Jomyo-ji như hiện nay.
 
1/ Viên Giác Tự 円覚寺 (Engaku-ji) 
Viên Giác Tự (えんがくじ)ở núi Thụy Lộc, huyện Thần Nại Xuyên (神奈川), thành phố Kiếm Thương (Kamakura), phía nam Đông Kinh (Tokyo).
Thiền sư Vô Học Tổ Nguyên (wúxué zǔyuán 無學祖元 mugaku sogen), 1226-1286, đệ tử của Vô Chuẩn Sư Phạm. Sư sang Nhật vào năm
1279, sư tiếp nối Lan Khê Đạo Long nơi chùa Kiến Trường. Về sau Sư thành lập chùa Viên Giác. Cả hai chùa được xếp vào Ngũ sơn của Liêm Thương. 
 
Bước vào thấy bảng chùa Viên Giác, hơi lạ chữ Viên  vì quen với chữ Viên Giác 圓覺
Lâm Tế Tông – Đại Bổn Sơn
VIÊN GIÁC TỰ
 
trên cổng có bảng:
Đọc từ phải sang trái: THỤY LỘC SƠN
Đoàn đến chùa Viên Giác, trên đường qua thất thầy Long Ẩn, đi ngang gặp một ngôi nhà nhỏ, nhưng có tên quá siêu việt: Tuyển Phật Trường.
 Nhớ đến cư sĩ Bàng Uẩn có bài kệ:
  Thập phương đồng tụ hội,
  Cá cá học vô vi,
  Thử thị tuyển Phật trường,
  Tâm không cập đệ quy.
     Mười phương cùng tụ hội,
     Mỗi mỗi học vô vi,
     Ðây là trường tuyển Phật,
     Tâm không thi đậu về.
 
Ở đời tìm cho mới khó, trong cửa Phật được chữ Không lại khó. Nghịch lý!
 
Hình như phải lên một cái dốc mới đến thất. 
Được Thầy mời vào thất, vừa uống trà vừa ngắm nghía trên tường treo câu thơ. Mải lo đọc hai câu thơ nên quên chụp hình bàn trà. Xin nhìn tượng Phật nhỏ đặt cạnh chén trà là của Đoàn tặng Thầy đấy ạ.
 
Thư pháp viết tuy khó đọc, nhưng đọc
được vài chữ, có người đoán ra được bài thơ:
 
(Xin bổ túc sau)
 
Tiễn Đoàn về thầy
tặng quyển Thiền Lâm Cú Tập (
禪林句集 Zenrin-kushū).
Nghe tên quen
quen, chợt nhớ tiếng Anh có tập sách này, ghi ra đây, huynh đệ bên
trời Tây nếu thích đọc có thể mua trên Amazone. Trên đó có cả bản tiếng Nhật
như quyển được tặng.
Sau đó Thầy dẫn viếng
chánh điện chùa Viên Giác, và chụp hình lưu niệm. Nhưng vì luôn đứng trong đoàn lúc chụp chung, nên trong
máy không có hình người, chỉ có hình cảnh!


Ra về, ăn trưa nơi một tiệm có một market nhỏ, thế là lại tìm một ít quà lưu niệm, nếu nói về giá cả thì so với nước mình, phải nói là quá đắt. Thôi cũng nhờ vậy, nếu không chẳng đủ ký lô cho hàng đem về làm quà!
 (mời xem tiếp buổi chiều vào ngày mai)

Trang 17 của 19« Đầu...10...141516171819