Ngàn dặm đường xa – Tu viện hoa hồng!

NganDam-logo small

Buổi chiều ngày 15/9 đi thăm tu viện Sera, từ xa, nhìn những ngôi nhà trên lưng chừng núi, nghĩ đến phải lên núi cao đã thấy chùn chân, không muốn bước xuống xe giữa trưa nắng đổ lửa.

web-sacLap-trennuicao

Nhưng được biết, tu viện nhìn thấy trên cao lưng chừng núi kia chỉ dành cho những người tu lâu năm, có vẻ giống nhập thất! Còn tham quan thì chỉ bên dưới mà thôi.

Xuống xe đi bộ lên dốc một chút đã thấy cổng vào.

web-SacLap-cong1

Đến gần nhìn cho rõ!

web-SacLap-cong web-bang-cong-sera

Đọc trên bảng ghi: 色拉大乘洲 “Sắc Lạp Đại Thừa Châu”. Ôi trời! trong tư liệu soạn trước ghi  “Sắc Lạp Đại Thừa Tự”, chữ “châu” ở đâu mà xuất hiện trên bảng đây! Chữ Tạng vì không biết nên không biết ghi thế nào!

Tu viện SERA (Sắc Lạp  色拉寺, Sắc Nhạ)

Tu viện Sera được gọi là “Sắc Lạp Đại Thừa Tự” (色拉大乘寺), là đại diện cho phái Cách Lỗ 格魯(Gelugpa), cùng với Triết Bang Tự 哲蚌寺(Drepung temple) Cam Đan Tự (甘丹寺) được xưng là “Tây Tạng tam đại tự”.

Chùa Sera kiến lập vào năm 1419, phía nam chân núi Ô Tư Sơn 烏孜山. Âm tiếng Tạng đọc là “Tần Thanh Lâm 秦清林”, ý nghĩa chữ Tạng là “Đại Thừa Châu”, (chữ châu này có thể hiểu ý nghĩa rộng lớn! Hoặc đơn giản chỉ là chùa)

Xây dựng chùa chẳng bao lâu Tông Khách Ba viên tịch.

Tại đây được xem là đệ nhất trân tạng珍藏 (có những tạng quý báu), bản khắc và in ấn Đại tạng kinh Tây Tạng, gồm có “Mã đầu minh vương thang ca Phật tượng” báu vật trấn tự.

Cũng tìm hiểu Mã đầu minh vương một chút, tạm chọn một hình biểu trưng, chứ các thangka này rất nhiều.

Những bức Thangka vẽ Mã Đầu minh vương hay Mã Đầu Kim cang, là một tượng Quán Âm ngàn tay ngàn mắt, hình tượng rất phẫn nộ để hàng phục ma và trừ vô minh nghiệp chướng giúp đỡ cho những người tu hành.

web-maDauMinhVuong

Tu viện Sera ở trung tâm thủ phủ Lhasa, được xây dựng bởi lạt ma Thích Ca Dã Hiết 釋迦耶歇 (Shakya Yeshe 1354-1435), theo sự yêu cầu của Đại sư Tông Khách Ba (vào năm 1419).

Thích Ca Dã Hiết xuất gia năm 7 tuổi, học với nhiều bậc thầy.  Dã Hiết được xem như gặp Tông Khách Ba vào những năm đầu của thế kỷ 15, theo hầu cận và tham học hai năm (1407-1409) khóa thiền rất nghiêm ngặt với Tông Khách Ba. Ông trở thành đại đệ tử của Tông Khách Ba.

web-ThichCaDaHiepBức tranh Thích-ca Dã-hiết này treo ở cung điện mùa hè Norbulingka

Khoảng năm 1413, trong niên hiệu Vĩnh Lạc, Tông Khách được mời đến cung điện nhà Minh, Tông Khách Ba đã từ chối lời mời một lần vào năm 1408, lần này đành gởi Dã Hiết đến thay. Năm 1415 Dã Hiệp đến Bắc Kinh, do vậy sau này mới có tranh vẽ trên đầu đội vương miện của nhà Minh tặng! Năm sau ông trở về Tây Tạng…

Tu viện Sera là đại tu viện có khoảng cách gần với cung Potala nhất. Phía sau tu viện có một phần núi đá có hình dạng khá giống với biểu tượng cát tường trong Phật Giáo, đây cũng là nơi ẩn cư và ghi chép những cuốn kinh quan trọng của Đại sư Tông Khách Ba.

Khi mới xây dựng xong, bao quanh tu viện này là các vườn hoa hồng dại nên nó còn được gọi với cái tên là Tu viện Hoa hồng. Năm 1421, đại đệ tử của Đại sư Tông Khách Ba là Kunkyen Jangchub Boompa đã thành lập nên trường Phật giáo Sera Mey.

Đến 1559 mở rộng thêm. Đây là học viện Mật tông.

web-SacLap-ngay-xua

Đến năm 1938, xem hình tu viện Sera ngày xưa thấy rất uy nghiêm rộng lớn.

web-sera-1938 tu viện năm 1938

Nhưng ngày nay thì không còn như vậy, Tu viện còn lại chẳng còn bao nhiêu, hiện nay còn chưa đến 100 tăng nhân.

Đến thăm thế sự thăng trầm quân mạc vấn

web-sacLap-ngaynay

Có tảng đá

web-bang-saclap

gần đó gặp cả trâu Yak, hôm nay mới tận mắt thấy con trâu Yak. Nhưng trà sữa thì nghe nói rất khó uống, nên không dám uống thử.

web-yak

Đi dần vào trong

web-sera-2 web-sacLap-5

Nói thêm, trung quốc ghi là 阿巴扎倉 a-ba trát-thương dịch âm từ chữ Tây tạng, có nghĩa là “Tăng xá” nhưng dịch là “học viện”, hoặc tương đồng với ý “Tự viện”! Chính vậy tu viện Sera, coi là một Tu viện hay Học viện trọng yếu.

Xem trong sách thấy hình trên vách đá tại Sera,

web-hinhtrenda

nhưng lúc đó không biết vị trí ở đâu. Cũng không nhớ để hỏi kỹ. Thật ra khi đi, chưa có khái niệm rõ về tu viện này. Tuy biết rằng đây là tu viện của phái Cách Lỗ, nơi nên thăm viếng nhất!

Chúng ta xem tóm tắt qua hành trạng của ngài Tông Khách Ba, sách vở hiện nay nói về cuộc đời ngài rất nhiều – Vị đại tỳ kheo nghiêm trì giới luật cẩn mật và đại hành giả lỗi lạc chân tu thật chứng có trí huệ quảng đại bác học đa văn.  Và là người cải cách tôn giáo vĩ đại ở Tây Tạng. Ngài được xem như hóa thân của Bồ Tát Văn Thù.

TÔNG KHÁCH BA (1357-1419) Tông-khách-ba 宗喀巴 (btsong kha pa བཙོང་ཁ་པ),  Sư sinh tại Amdo, Đông Bắc Tây Tạng trong một gia đình quan lại quyền thế đồng thời cũng là một gia đình Phật giáo. Sư là một vị Lạt-ma Tây Tạng, nhà cải cách lừng danh của Phật giáo tại đây. Sư sáng lập tông phái Cách-lỗ (gelugpa དགེ་ལུགས་པ་), với một trong những giáo pháp quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng.

Sư sinh ra trong lúc các Tạng kinh tại Tây Tạng đã được biên soạn xong nhưng Sư chủ trương soát xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết thành quả của mình trong hai tác phẩm chính: Bồ-đề đạo thứ đệ và Chân ngôn đạo thứ đệ. Sư là người xây dựng nhiều tháp quan trọng tại Tây Tạng như Drepung (Triết Bang), Sera (Sắc Nhạ) và Ganden (Cách Đăng). Sư học với nhiều vị đạo sư khác nhau và nghe nhiều khai thị của hai tông phái Tát-ca và Cam-đan.

Khả năng luận giảng xuất sắc của Tông-khách-ba biểu lộ trong 18 tác phẩm và các tác phẩm này đã trở thành kinh sách giáo khoa cho các thế hệ sau. Sư cho rằng, một tỉ-khâu cần phải nghiên cứu năm ngành học (Ngũ minh) và muốn thế, vị này cần biết lắng nghe các lời khai thị, biết tự mình suy xét phân biệt và biết thực hiện chúng thông qua thiền định. Trong năm ngành đó thì về triết học, Sư khuyên học Trung quán và ngành Nhân minh (hetuvidyā), về thiền định nên nghiên cứu giáo pháp của kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa và A-tì-đạt-ma (abhidharma), về một đời sống chân chính nên dựa vào Luật tạng.

Sau khi tu học và bắt đầu thu nhận đệ tử vào năm 29 tuổi, ngài bắt đầu đổi sang đội mũ màu vàng. Các đệ tử của sư sau đó cũng đều học theo ông đội mũ vàng, nhờ vậy bắt đầu hình thành Hoàng Mạo phái (phái mũ vàng). Mũ vàng vốn ban đầu là mũ dành riêng cho những đại sư có nhiệm vụ duy trì giới luật. 

Cảnh quan chung quanh, tuy không còn như xưa nhưng cũng còn lưu giữ những gì ngài Tông Khách ba để lại. Nhưng có lẽ không cho du khách vào xem

Những bản gỗ khắc để in tại Sera

web-Woodblocks_for_printing,_Sera_monastery_in_TibetWoodblocks for printing, Sera monastery, 2013

Con đường có bậc thang lên những nơi ẩn cư nhập thất, lúc đó đoàn không định hay chưa định lên những nơi ẩn cư này, nghe nói đi cả giờ đồng hồ mới lên tới! Nhìn lên xem những nơi ẩn cư tu tập.

web-sera-nhapthat-1 web-sera-nhapthat

Có rất nhiều nơi nhập thất, ngài Tông Khách Ba năm xưa cũng nhập thất nơi đây.

Không dám nghĩ mình sẽ lên đó, và cũng chưa hề mong sẽ trở lại. Bởi cơ hội dừng lại, để có chút thời giờ nhìn lại đời mình, có lẽ lúc nào cũng có chung quanh, nhưng đôi lúc trong cuộc đời chỉ vì một chút mệt mỏi, một chút bận rộn đã bỏ qua biết bao cơ hội. Dòng đời trôi, rồi cứ thế mà trôi. Có nhiều cơ hội, nhưng chỉ để khi qua rồi, chợt nhớ lại thì đã gần hết một đời!

Bây giờ đoàn đến nơi thú vị nhất. Đây cũng là một nơi biện kinh nổi danh, có thể hiểu là trường tranh biện, luận giải về kinh điển, khi đến xem thấy có vẻ giống “bảo vệ luận án” nếu là sắp ra trường, hoặc như thi vấn đáp về kinh điển vậy!

web-VuonTranhBienweb-congtranhbien

Bảng nhỏ trên cổng ghi:
hàng trên:  色拉寺辦經場 Sắc Lạp Tự biện kinh tràng
hàng dưới: Debating courtyard

Bước vào thấy không khí hào hứng, mỗi người chọn một chỗ ngồi chụp hình, tuy không cho chụp hình bằng camera, nhưng cho chụp bằng phone! Có thể vì phone chụp không nét bằng, nhưng thời đại này phone chụp không thua gì máy chụp hình.

web-khungcanh-tranhbien web-tranh-bien1

Các bậc thầy đội mũ vàng

web-thayvuontranhbienweb-bacthay

Nhìn không khí hỏi và trả lời, tuy không hiểu đang trình bày vấn đề gì, nhưng thấy chung quanh thỉnh thoảng mọi người cổ võ, như tham dự những buổi thi. Ít nhất cũng còn nhìn thấy chút không khí học vui tươi.

Rất tiếc đoàn không được gặp và tham hỏi một vị đạo sư nào. Sau những buổi đến thăm các tu viện, có lẽ đó là điều còn vương lại trong tâm, nếu có.

Chuyển kinh tại Sera, tiếng Anh dịch là Prayer Wheels.

web-sera-chuyenkinh

Bước đến chuyển xong một vòng, nhưng bà lão đã nói “mới chuyển có nửa tạng kinh”. Chờ xem ngài Triệu Châu trả lời thế nào! □

Trang 16 của 50« Đầu...10...141516171819...304050...Cuối »