Ngàn dặm đường xa – Hoa miền đất cao

NganDam-logo small

Trước hết xin mượn bản đồ này để chúng ta có khái niệm về những nơi chốn tham quan.

web-lhasa-tourist-map

Sáng đi vườn Norbulingka – cung điện mùa hè,
chiều thăm viếng điện Potala – cung điện mùa đông.

Cung điện mùa hè Norbulingka, nằm ở phía tây Lhasa gọi là vườn Norbulingka.

Norbulingka ནོ ར་བུ་གླིང་ཀ་ Nor-bu-gling-ka, âm ra tiếng Hán là la-bố-lâm-ca 羅布林卡 , có nghĩa là “vườn đá quý” (The Jewelled Park), cũng có nơi dịch là “khu vườn bé nhỏ”, có thể lúc đầu là bé nhỏ, sau mở rộng chăng!

Cung điện Norbulingka bắt đầu được cho xây dựng vào năm 1755 dưới thời Jampel Gyatso (Đạt Lai Lạt Ma thứ 8), và hoàn thành vào năm 1783. Sau đó, đến đời Đại Lai Lạt Ma thứ 13 và 14 thì cung điện này được xây dựng bổ sung và mở rộng hơn. Hiện nay, quần thể cung điện mùa hè rộng tới 36ha.

Ở độ cao 3.650m, Norbulingka là khu vườn cao nhất thế giới.

Chợt nhớ đến vườn đá ở Cao dã Sơn chỉ cao 800m, nhưng quá vĩ đại với vườn đá rộng 2340m2, lớn nhất nước Nhật. Mỗi một nơi có những điều quá kì vĩ! Nhưng tâm trí vốn buồn cười, hay nghĩ, cao lớn cách gì cũng không vượt khỏi bàn tay Như Lai!

Cổng vào khu vườn mùa hè đây!

web-congvao

Nhìn xem các cánh cửa khóa, đặc biệt nhỉ. Cách trang trí đều lạ với chúng ta.

web-Norbulingka-5 web-Norbulingka-4

Trước mặt điện chính để vào tham quan là một bồn hoa. Hoa Cúc, Vạn thọ, nhưng cách trình bày khiến nhìn rực rỡ hơn!

web-cungDienMuaHe

Bên trong không cho phép chụp hình.

Tình cờ thấy một hình trên mạng, không biết có thân hữu nào thấy cảnh này không nhỉ. Hình dung lại những bài trí bên trong cung điện, nếu còn có thể nhớ!

web-bentrong-Norbulingkaweb-bentrong-Norbulingka1

Đi vòng quanh cung điện, thấy rất rộng và nhiều góc cạnh lạ. Nghe nói tất cả gồm 374 phòng xây xen kẽ với khu vườn. Thật ra, cũng không biết là thế nào, chỉ được tham quan một đôi nơi.

web-Norbulingka-1

Hồ đang sửa chữa nên không thấy nước.

web-Norbulingka-3

Người ta bảo đây là tác phẩm nghệ thuật thì cũng đúng, cảnh trí rất rộng và lạ so với cái nhìn quen của người Việt. Nhưng nơi các ngài ở thì rất khiêm tốn, phòng nhỏ và không khoáng đạt lắm.

Thường nghe nói Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, xin giới thiệu tóm tắt về hai danh từ đó:

Vị Dalai Lama thứ 5, với tài năng của mình đã thống nhất Tibet, và trở thành Dalai Lama vĩ đại nhất, thực sự lãnh đạo Tibet về mặt chính quyền. Từ đây Dalai Lama không chỉ là lãnh tụ tôn giáo mà còn là nguyên thủ quốc gia.

Do truyền thống tái sinh, các Dalai Lama không kế nhiệm liên tục mà luôn có những khoảng trống, và vì thế cần hội đồng các Cao tăng, cũng như Panchen Lama (Ban Thiền Lạt ma) nắm quyền những khi trống ngôi hoặc Dalai Lama còn quá trẻ.

Khi chưa đi, đã được xem những hình ảnh trên mạng, nhưng nếu không tận mắt thấy thì cũng khó cảm nhận. Rồi thì xem cảnh, tâm tình cũng khó nói, nhưng đã được dặn đi dặn lại, không được nói gì hết. Nên chỉ chụp hình những nơi cho phép.

Bạn xem các góc của vườn Norbulingka. Mỗi góc có một sắc thái riêng.

Nhìn xem, góc nào đoàn chụp cũng có hoa. Hoa thì cũng không có gì lạ, nhiều nhất là hoa vạn thọ, điều lạ là sống được một nơi ít không khí, tất cả dù bất cứ ở đâu, đều phải thích nghi cuộc sống,  để sống còn!

web-Norbulingka-2 web-cungDienMuaHe-Norbulingka

Ngắm cảnh xong, ra về để chuẩn bị chiều đi Potala. □

 

 

 


< Trở về mục lục

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *