Điều đó đúng chứ!

tranh-1

Bạn dẫn một câu nói, xem chừng có lý cho hoàn cảnh đang sống. “Có phải không tranh luận là vì muốn tâm an bình”. Điều đó đúng chứ!

Khi nghĩ vậy, cho là vì muốn an bình mà không tranh luận, chứ chưa hẳn mình không đúng. Bởi lời nói, người bên cạnh thường nghe qua cảm nhận hơn lời nói của mình. Và cảm nhận sự cao ngạo của mình hơn là nhường nhịn! Đầu mối của bất hòa là đó.

Nếu thật sự khi gặp vấn đề có hai ý kiến khác nhau, mình hiểu rằng, mỗi người đều thấy đúng với góc nhìn, chỗ đứng và… quyền uy, nếu có. Chính sự nhận rõ điều này trong vấn đề chưa có kết luận, thì sự không tranh luận vì muốn an bình, có lẽ là bình an.

Tôi đúng bạn cũng đúng, người có quyền quyết định thì vẫn là “đúng hơn”.

Người chung quanh chia làm hai bên biểu quyết, khó mà kết luận cho “đúng hơn”. Đến khi có kết quả, chứ không phải có kết luận, cũng e là chưa ai chịu rằng mình không đúng!

Trong một giới hạn nhỏ bé của chúng ta, giữ hòa khí bình an trong tình thân, tình bạn, tình người vẫn hơn sự chiến thắng trong mất mát tất cả.

Nếu giữ được vậy, cũng là hạnh phúc lắm rồi. Bạn nhỉ!


< Trở về mục lục

8 thoughts on “Điều đó đúng chứ!

  1. Hình như mọi vấn đề người nói hay viết ra, được người nghe hay đọc, điều hiểu theo ý của riêng mình.
    Vậy ý riêng của mình là: Mong tâm mình thực sự bình an mới là điều đáng lưu tâm.
    Thanks tác giả!

    • Đôi khi nói hay viết chỉ để mình hiểu thêm chính mình. Nghe có vẻ vô lý, vì mình không hiểu mình thì ai hiểu mình!
      Nhưng để ý mà xem, thỉnh thoảng, nhờ có ai đó phân tích này kia, mình mới à lên rằng: Đâu dè!

  2. Nhiều khi thấy rằng tranh luận đúng sai mất thời gian. Rồi thì cuộc sống sẽ trôi, thời gian cũng cho biết kết quả. Bài viết cũng cho ý hay: giữ hoà khí tốt hơn. Gì chứ đều là phàm phu ai cũng muốn “giữ mặt giữ mũi “. 😀 Phân định trắng đen không phải là hành động tế nhị.

    • Điều lưu ý là động cơ bên trong: Chúng ta nói vì bảo vệ ý mình, nói trong cách khăng khăng để ý kiến được công nhận hay nói vì muốn chia sẻ cái nhìn về một vấn đề, vì muốn có sự thông cảm để việc cộng tác có thể lâu dài…

      Mọi chuyện do động cơ rất thầm thầm tưởng chừng như không ai thấy, lại thể hiện rõ qua cách diễn đạt của mình!

      Vâng, đôi khi giữ hòa khí vẫn là món quà tặng nhau có ý nghĩa rất nhiều trong cuộc sống!

      • Xin lỗi nếu hiểu sai, theo ý bài trên mình hiểu ý tác giả là đang nói về vấn đề im lặng và lý do tại sao người ta im lặng không tranh luận đúng sai chứ không đề cập đến vấn đề nói và mục đích nói nên câu trả lời hình như không trùng với bài viết lắm ạ

        • Cảm ơn bạn đã đến với trang nhà, sự có mặt của các bạn giúp trang sinh động vui vẻ hơn.
          Bạn trả lời ý đâu xa ý bài. Chỉ là mình viết thêm để diễn đạt đôi điều về ý “giữ được hòa khí khi không tranh luận”.
          Bài viết ngắn gọn, nên khi trao đổi mình thường “nói thêm” vài góc nhìn về ý bài viết mà thôi.

  3. Đôi khi mình không tranh cãi bởi thấy bên kia nói chẳng đúng đâu vào đâu, và tâm có hơi cao ngạo, cho rằng mình đúng nhưng không thèm tranh luận làm gì. Lúc đó đúng là tâm không bình an.
    Đọc bài này, tự nhiên suy nghĩ lại.

    • Thường là vậy bạn ạ. Mình khó chấp nhận ý mình không đúng. Nên các bậc Thầy, thường nhắc, sự “không đúng”, nếu có, là tâm cao ngạo, buồn bực của mình, chứ không bàn gì trên ý đúng sai của mình về vấn đề đó.
      Tâm bất an, là điều nên để ý và khi để ý được, thì không nuôi lớn sự bất an đó. Mọi việc khi tâm lắng lại, sẽ tự thu xếp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *