Sau một cơn bệnh- dù là bệnh gì, cảm giác uể oải còn vương lại.
Sau cơn bệnh, chưa thể khỏe ngay. Và sau nỗi buồn đã tác động mạnh vào tâm, cũng khó mà tan hết, không còn chút dư âm trong tâm.
Bạn nói: Chuyện này thường mà, đâu có gì lạ.
Lạ ở chỗ mình không chấp nhận như vậy. Cơn bệnh có thể qua
nhanh, chuyện phiền có thể đã hết, nhưng sự mệt mỏi sau cơn bệnh, nỗi lẩn quẩn về chuyện còn trong tâm, mình không chấp nhận, mới luôn than van. Không nhận ra rằng mọi thứ đã qua hết, đáng mừng biết bao! Còn chút dư âm, có thể dễ chịu hơn đang trong cơn bệnh, đang trong cơn phiền chứ.
Bạn im lặng một chút, rồi nói: Lúc nào cũng buồn khổ vì những chuyện vừa kết thúc, chỉ vậy mà làm cũng không xong, thì biết nói gì.
Cảm ơn quachnhien đã chỉ rõ, sẽ ráng nhớ và thực hành theo.
Thật ra, dư âm đôi khi còn dằn vặt mình nhiều hơn lúc đang phiền vì nó còn ẩn chứa cả những ân hận, nuối tiếc…. Nếu không để ý, sẽ rất khó thấy. Nhưng đọc bài rồi thì mới à, té ra… là vậy!!!
Dừng được sự phiền trong tâm do “dư âm” để lại, không phải chuyện dễ hay khó mà do thói quen lâu nay, hễ nghĩ gì thì cứ suy nghĩ tiếp, nghĩ đi nghĩ lại những gì khởi lên.
Khi biết vậy, không tiếp nối những gì đã qua gây phiền cho tâm, chỉ là khi chợt nhớ đến, bước đầu tập một thói quen mới, là để ý việc mình đang làm. Ban đầu rất khó “định tâm” tức là dừng tâm nơi việc đang làm. Nên đôi lúc phải dùng đến hơi thở, hít sâu thở dài để gây sự chú ý cho tâm về hơi thở.
Nói thì nghe dài dòng, nhưng tất cả mọi cách chỉ trong chớp mắt. Theo hay dừng suy nghĩ, chỉ trong khoảnh khắc bắt đầu “theo” hay “dừng”. Mọi sự sẽ trở đi trở lại trong tâm, cho đến khi thói quen mới thành quen!
Sức làm chủ này, lâu dần sẽ giúp chúng ta rất nhiều, tâm sẽ bớt bị dằn vặt đau khổ…