Buổi chiều ngày 8 tháng 10: Đến Thiền viện Songgwangsa (Tùng Quảng Tự 松廣寺)

Songgwangsa (Tùng Quảng Tự 松廣寺)Nằm
phía tây ngọn núi Jogyesan (Tào Khê Sơn – Mount Jogye)
Đây là một trong ba ngôi chùa được gọi là Tam bảo Tự:

1/ Tongdosa통도사 (Thông Độ tự通度寺), ở tỉnh Nam Gyeongsang đại diện cho Phật.

Khoảng năm 636-645 Jajang (Từ Tạng luật sư 慈藏律師) đến Trung Quốc tham học, khi về đã giúp cho Phật giáo trong tầng lớp quý tộc trở nên phổ cập trong dân chúng.
Sư nhận được sự tôn trọng của Seondeok yeowang (Nữ Vương Thiện Đức, trị vì 632-647)
Sư thành lập Tongdosa vào năm 646.
2/
Haeinsa
해인사 (Hải Ấn tự海印寺), cũng ở tỉnh Nam Gyeongsang đại diện cho Pháp. (Xem chi tiết khi đến viếng Hải Ấn Tự)
 3/ Songgwangsa송광사(Tùng Quảng tự) 松廣寺,
ở tỉnh Nam Jeolla đại diện cho Tăng.
Songgwangsa (Tùng Quảng Tự 松廣寺)
Bảng hiệu đọc từ phải qua trái, từ trên xuống:
TÀO KHÊ SƠN /  ĐẠI THỪA THIỀN TÔNG / TÙNG QUẢNG TỰ
Ngôi chùa này được xây dựng vào thời đại Silla (Tân La) năm 876 bởi vị tăng tên
Hyerin, ban đầu chỉ là một thất nhỏ với khoảng ba hay bốn mươi vị tăng.
Mãi đến năm 1190 thiền sư Trí Nột (1158-1210) mới chấn chỉnh tông phong. Sư được
coi là tổ khai sơn Tùng Quảng Tự, là nơi đào tạo 16 vị Quốc sư trong suốt 180 năm.
Tổ Đường thờ 16 vị Quốc Sư thật đơn giản nhưng trầm hùng. Trí Nột là một vị Quốc
sư được Đoàn từng biết qua quyển Luận “Chân Tâm Trực Thuyết”, do Hòa thượng
Trúc Lâm giảng.
Sau đó được thầy Trưởng Giáo Thọ tại Tùng Quảng Tự mời uống trà. Trên đường đi
tranh thủ ghé quán sách tìm được vài quyển bằng tiếng Anh: Nine Mountains (Cửu
Sơn)- The Mediation Master, Bojo Jinul His life and Thought (Thiền Sư Trí Nột),
The Way of Korean Zen.
(Khi về mày mò đọc lõm bõm, mới thấy cuộc đời ngài Trí Nột đặc biệt, tự ngộ khi đọc
kinh Hoa Nghiêm. Thật là cảm động, có một điều gì tương ưng với Hòa thượng Trúc
Lâm).
Nơi mời đến, giống một thiền đường. Nghe “trà” nghĩ đến chén trà thường uống,
ai ngờ! bạn xem và đoán nước là gì. Hơi giống như nước trái cây có vị chua!

 


Thầy Giáo Thọ cho biết phải học Kinh qua bốn năm, sau đó mới học thiền. Kinh điển đã
được chuyển ngữ sang tiếng Hàn (Hanguk) như Tâm Kinh, Kim Cang, Pháp Hoa,
Duy Thức, Duy Ma… Đó là những bản kinh tôi thấy trên kệ sách. Hiện giờ rất
ít người đọc được chữ Hán cổ, việc biên dịch bộ kinh này sang tiếng Hàn hiện đại
diễn ra rất chậm chạp và vẫn chưa kết thúc.
Mỗi người được tặng một quyển sách về Tùng Quảng Tự, trong đó có chân dung
16 vị Quốc Sư, thật quý!

Tạm xem hình trên tường để có khái niệm. Chứ trong sách hình rõ hơn.


Trước khi về, Thầy giáo thọ dẫn đi một vòng trên sân, ban đầu Đoàn không chú ý những
vạch trên sân, nhưng khi đi mới thấy Bát quái trận đồ này thật hay, cả 50 người
đi trên khung, không hề biết đường đi khá dài!
Nếu bạn chưa từng đi, xin xem hình vẽ trận đồ, bạn thử vẽ theo con đường đó mới thấy
hết cái hay của nó.
Đi vào theo đường mũi tên.
Chiều đi tiếp qua Suncheon, nghỉ đêm tại quán trọ.
Nhìn bản đồ thấy đường đi khá xa, nhưng đến cũng không quá trễ như hôm qua.
Nghĩ đến ngày mai ở chùa, nên mọi thứ chuẩn bị sắp xếp “khá kỹ” (chẳng hạn lo giặt giũ áo quần trong mấy ngày đi đường!).
Lại một bài học nhỏ! Nhớ lời thầy trụ trì tôi thường nhắc, khi tâm có chuẩn bị, thì ít bị giao động. Đã chuẩn bị tâm, ở chùa thì không tiện nghi như quán trọ!
(còn tiếp)


————————————————————–
Xin bổ sung về dòng Thiền Tào Khê tại Đại Hàn, để tiện theo dõi khi đến viếng các chùa hiện nay đều ghi Thiền Tào Khê

 
Triều
đại Tân La Thống Nhất

(668-935)
 
Pháp Lãng (法朗,
Pŏmnang, Peomnang [632-646]), người du học tại Trung Quốc, là đệ tử truyền thừa
của Tứ Tổ Đạo Tín (Dayi Daoxin 
道信 [580-651]) đem thiền về Tân La.
Pháp Lãng truyền dạy
cho Thần Hạnh (Sinhaeng
神行
[704-779], Thần Hạnh cũng từng du học tại Trung Quốc, học với Phổ Tịch (Phổ Tịch
là đệ tử truyền thừa của thiền sư Thần Tú).
 
Thiền phổ cập từ
thiền sư Đạo Nghi (?-825) ở thế kỷ thứ IX.
Đạo Nghi (?-825) học thiền với Bá Trượng Hoài Hải
(
百丈 749-814) Sư thành lập phái Già Trí Sơn (迦智山 Gaji san school).
 
Dòng thiền Hồng
Châu thời Mã Tổ, các du học tăng từ Tân La đến học rất nhiều. Do 
vậy sau này
dòng thiền nơi đây chia làm 9 tông phái.
 
Trong chín phái
thì tám phái được truyền thừa từ Mã Tổ Đạo Nhất và các đệ tử chân truyền như
Tây Đường Trí Tạng, Bá Trượng Hoài Hải, Ma Cốc bảo Triệt, Chương Kính Hoài Huy,
Diêm Quan Tề An, Dược Sơn Duy Nghiễm.
 
Chỉ riêng phái sau
cùng do Lợi Nghiêm (Yieom
利嚴 [869-936]) truyền bá dòng Tào Động tại núi Sumi-san (須彌山)
 
Năm 826, các tông
phái chấp nhận thiền tại Đại Hàn là “Tào Khê Tông”.
 
Triều
đại Cao Ly
(Goryeo
Dynasty 918–1392)
 
Nhưng mãi đến thế
kỷ thứ XI, khi thiền sư Jinul (Trí Nột
知訥 [1158-1210]) kết hợp giáo và thiền, chỉnh đốn lại Tăng
đoàn, thì dòng Thiền Tào Khê mới được chấn chỉnh.
Lúc đó tông Tào Khê
là một tông phái thiền chiếm ưu thế trong Phật giáo hiện thời.
 
Taego Bou (Thái
Cổ
Phổ Ngu 太古普愚 [1301-1382]) du học theo tông Lâm Tế tại Trung
Quốc, nối pháp Thạch Ốc Thanh Củng
屋清珙 . Sau khi trở về, đã hợp nhất chín tông phái
tại Cao Ly. 
 
Nhiều thế kỷ tiếp theo, các thiền sư tiếp tục phát triển Thiền Phật
giáo theo Trí Nột.
 
Thế kỷ
XX
thiền sư Sùng Sơn nói:
Như vậy dòng dõi của
chúng tôi bắt nguồn từ Tổ Huệ Năng xuống Mã Tổ và đây là truyền thống của Thiền
tông Hàn Quốc. Do đó cũng được gọi là Thiền Tào Khê (Chogye Zen) 
Trang 41 của 50« Đầu...102030...394041424344...50...Cuối »