Trả đến hai đồng

Never-forget

Bạn hỏi: Vì sao mắt thấy cảnh, bạn chỉ trả một đồng, nhưng khi tâm nhìn thì trả đến hai đồng.

Mắt thấy, có thể không để ý nhưng nếu tâm thấy, đã ghi vào tâm thì hơi khó quên. Chỉ để nói rằng mọi thứ “quyết định” đều do tâm mình. Khi đã chấp nhận lưu giữ vào tâm (do chạm tự ái, do không không bằng lòng, do tình thương mến…) thì quả là muốn quên thì càng nhớ thêm.

Có câu chuyện vui, một người đi đò thấy cô lái đò dễ thương nên nhìn hoài, đến bờ, cô bảo phải trả một đồng – tiền nhìn cô. Lúc trở về, lên đò, người này nhìn xuống vì sợ tốn thêm một đồng. Đâu ngờ khi lên bờ, cô bảo phải trả hai đồng. Vị khách trả lời, đâu có nhìn mà phải trả tiền. Cô nói nhìn bằng tâm nên phải đến hai đồng.

Mình đọc chuyện này lâu rồi, bây giờ nhân câu bạn hỏi, nhớ lại thấy mẩu chuyện hàm ý hay. Đôi lúc có những điều tâm mình đã lưu giữ mà không biết, đến lúc vui buồn mới nhận ra những gì đã lưu giữ không thể buông bỏ.

Nhưng câu này có định nói thế không? Theo mình nghĩ có ý khác chứ.

Vâng, có thể là ý khác, không phải trả hai đồng mà nhận được hai đồng thì phải.

Nhưng để ý việc dễ thấy biết, nhận ra trước, tức là thường biết tâm khởi nghĩ của mình. Rồi trên quá trình sống, mình sẽ dần nhận ra những gì mình hiểu qua trí hiểu biết rất hời hợt sẽ quên ngay, không thể ứng dụng khi chạm cảnh. Chỉ khi bất chợt nhận ra, mới có thể làm được những gì mình đã hiểu!

Nhưng “bất chợt nhận ra” là sao?

Là mình nếm được món ăn, thay vì chỉ biết trên thực đơn, hoặc uống được thang thuốc thay vì chỉ thuộc lòng toa thuốc.


< Trở về mục lục

5 thoughts on “Trả đến hai đồng

    • Đoạn trước thì dễ nhận ra vì đời thường là vậy, cái gì để vào tâm thì khó quên.

      Đoạn sau có vẻ khó hiểu, vì nhân đó nói rộng thêm:
      – Mắt nhìn thấy mà không nhận ra những diễn biến trong tâm thì cứ theo những gì thấy mà vui buồn.
      – Khi mắt thấy mà tâm nhận ra (bất chợt nhận ra) những cảm xúc vui buồn chỉ vì luôn theo cảnh, đời sống dễ bình tâm khi chạm những vui buồn do người tác động.

      Không biết nói thêm vậy có rõ ý bài viết phần nào chăng!

Trả lời Phong Sơn Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *