Như vách đá kia

logo-GocTam

vachnui-chon

Buồn bã, nếu không biết nên làm gì trước những chuyện nghe người khác nói về mình. Những chuyện vô lý, chẳng biết từ đâu mà có những nhận định như vậy!

Phân trần, thanh minh chẳng làm gì được. Vì chỉ phân trần với người cùng cái nhìn với mình, còn những người cùng đang có nhận định kia, họ đâu nghe!

Tổn thương, tự ái và phiền toái trong tâm đưa đến chán nản môi trường mình đang làm, tập thể mình đang sống, những người đang làm việc chung mà chẳng có chút cảm thông.

Làm gì đây? Bạn hỏi thế.

Có lẽ chúng ta ai cũng từng trải qua cảm giác này, không nhiều thì cũng đôi lần. Có một chuyện vui, một người nói: “Khổ thay! Không ai hiểu tôi, chỉ có một người hiểu tôi, nhưng than ôi người ấy lại hiểu lầm!

Thường thì chúng ta chỉ thấy cách bị đối xử, chứ khó nhận ra cách mình xử sự với người. Khi nghe những lời không hay về mình, đầu tiên, là bình tâm để thấy, chỉ vì mối tương giao giữa mình và người không có, mỗi người đã ở một góc trời, còn xa hơn đại dương dù mỗi ngày đều chạm mặt nhau, nhưng chỉ thấy qua cái bóng của tâm mình.

Chúng ta thường ngán ngẩm những người nói những chuyện không đúng, mà chưa từng ngán ngẩm tâm mình luôn cứ cột những điều đó vào tâm quá chặt, đến nỗi có ai bứt ra dùm cũng không được. Nếu nghĩ cho cùng sẽ thấy sợi dây định kiến của mỗi người quá cứng chắc, đã cột ai rồi, khó mà đổi cái nhìn.

Nhưng may mắn là sợi đây định kiến đó không thật, bởi suy nghĩ sẽ thay đổi, và người làm sợi dây đó tan biến đi, chỉ là chính mình. Chúng ta chỉ thay đổi ngoại cảnh quanh mình, khi chính mình có chút thay đổi.

Tâm chúng ta nhẹ nhàng thì người khó định này định kia, nếu tâm quá cứng ngắt, thì là đầu mối cho những lời nhận định chẳng đâu vào đâu, nhưng có lẽ đúng với tâm cứng ngắt của mình!


< Trở về mục lục

8 thoughts on “Như vách đá kia

  1. Lần đầu trải nghiệm việc người khác hiểu lầm mình mà xưa nay tưởng là họ hiểu mình thật; khi nghĩ tới câu nói, thật buồn cười. Suy nghĩ lại thì có rất nhiều lần hai bên mỗi người nói một việc khác trong cùng một vấn đề, nhưng cho nó lướt qua. Cứ nghĩ là chúng ta hiểu nhau vì đang nói chuyện vui vẻ. Mình muốn được công nhận, được người hiểu cho, nên nhìn cảnh vật theo định kiến của mình. Nghĩ sự im lặng của người là “đồng ý” chứ không phải là “phản đối nhưng khó nói ra.”
    Bao nhiêu lời nói ra thấy thật phí sức mà còn đem lại phiền toái nữa.

    • Nghĩ sự im lặng của người là “đồng ý” chứ không phải là “phản đối nhưng khó nói ra.”

      Như bạn nói, đây là điều mà chúng ta thường hiểu lầm!Về sau khi biết họ làm thinh vì không tiện nói ra sự không bằng lòng mình! Thì thiệt là…
      Nghĩ lại cũng tại mình cứng ngắt, họ nói ra sợ sự khư khư của mình. Sau này mình mới dần hiểu, và tự để ý đó, bạn TD ạ.

Trả lời quachnhien Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *