Ngàn dặm đường xa – Ngôi chùa cổ xưa

NganDam-logo small

Tu viện Jokhang
(Đại Chiêu Tự 大昭寺)

Chùa Đại Chiêu xưa nhất của người Tạng. Chùa do vua Tùng Tán Cán Bố (松赞干布) xây vào thế kỷ thứ 7 (năm 647) khi vương triều này hưng thịnh nhất.

Lịch sử của một Tây Tạng thống nhất bắt đầu dưới triều đại của Songtsen Gampo Tùng Tán Cán Bố 松赞干布 (617-649), ông thống nhất các lãnh thổ ở thung lũng sông Yarlung và lập nên Đế quốc Thổ Phồn.

Năm 623 công chúa Bhrikuti (Ba-lợi-khố-cơ布里庫提,波利庫姬毗俱) nước Nepal vào về làm vương hậu của triều đại này đem theo tượng Phật Bất Động Như Lai Mitrugpa (Đức Phật Bất Động – A Súc Bệ ( 阿閦如來)– Akshobya Buddha)

web-Bhrikuticông chúa Bhrikuti

Năm 641 Công chúa Văn Thành (文成公主 625-680) của triều Đường về làm Vương hậu của Tùng Tán Cán Bố, đem theo một bức tượng thái tử Tất-đạt-đa, Nhờ các tượng Phật do hai vị Vương hậu đem đến Tây Tạng đã xây dựng nền tảng ban đầu của đạo Phật.

web-vanthanh-congchuacông chúa Văn Thành

Tiểu sử của Tùng Tán Cán Bố và Văn Thành công chúa rất dài nên không ghi lại đây, hiện có phim kịch khá nhiều có thể xem trên mạng. Hầu hết hình ảnh trong phim lấy theo tượng này.

web-tuong-tungtan-vanthanh

Tsulag Jokang ཇོ་ཁང (Đại Chiêu Tự大昭寺) được xây dựng năm 647 để tôn trí bức tượng Bất Động Như Lai (Mitrugpa).

Sau đó xây dựng chùa Ramoche (Tiểu Chiêu Tự小昭寺), – chùa nằm phía Bắc chùa Đại Chiêu- để tôn trí tượng Jowo Rinpoche.

Khoảng năm 710, tượng Jowo Rinpoche được đưa về chùa Jokhang.

**

Muốn đến chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự) phải đi ngang qua phố nhiều hàng quán bán pháp khí Phật giáo mới đến cổng chùa Jokhang. Dự định khi ra về sẽ ghé, nhưng rồi đoàn lại không dạo phố Barkhor để mua đồ lưu niệm. Đây là một phổ cổ cả 1300 năm, nhiều đồ lưu niệm biểu trưng cho cuộc sống Tây tạng! Đôi lúc có những việc nghĩ là đơn giản, nhưng chỉ một thoáng thì mất hút.

Đi một chặp thì đến cổng mua vé, nếu không chụp hình kịp cổng thì cũng có hình trên vé rồi.

web-DaiChieu-1

Bước vào sân trước chùa rất rộng

web-sanJokhang

Rồi mới đến cửa chùa, trước khi vào trong chùa, bên ngoài người lễ lạy rất nhiều.

web-laydai-Jokhangweb-lay-dai

Cách lạy được nghe chỉ thế này: Trước tiên là 2 tay chụm lại làm thành hình như búp sen chưa nở, sau đó chạm lên đầu, chạm xuống phía dưới cằm, rồi chạm xuống ngực, thân hình theo đó mà cúi thấp xuống, 2 tay đưa về phía trước rồi đầu gối quỳ xuống cho đến khi chạm toàn thân xuống đất, khi đã nằm song song với mặt đất thì 2 tay lúc này ở phía trên đầu, ngón tay có thể lần 1 hạt trong tràng hạt hoặc bấm vào 1 máy nhỏ đeo ở cổ tay; như vậy là làm xong 1 lần lễ.

Bước vào chùa.

web-DaiChieu-3

Trong chùa rất đông, chen chúc nhau đi, chỉ có thể xá Phật. Tượng rất nhiều, nhưng cứ đi qua theo nhịp đi của hàng người, nên chỉ thấy, chứ không kịp nhớ là thấy những gì.

Xin mượn tạm một vài hình của các bạn:

Đây là Bồ tát Avalokiesvara ngàn tay

web-Avalokiesvara--Jokhang

Tượng này được cho là Phật Jowo, tượng Phật Thích Ca được công chúa Văn Thành đem đến!

web-jokhang-3

Rồi đi đến tượng Di Lặc. Hình như chùa nào của Tây Tạng cũng có tượng Di Lặc.

web-maitreya-statue--jokhang

Trên đường đi có thể thấy những ngọn nến lung linh được làm từ bơ Yak. Có thể cúng dường đèn bơ để trên tượng Phật.

web-Butter-lamps--Jokhang

Đặc biệt các chùa Tây Tạng chú trọng tới kiến trúc trần, mái, và các hình họa xung quanh các gian thờ.

Khi vào chùa Đại Chiêu, thấy tượng này nhưng không thể chụp được! Đành mượn trên mạng hình này vậy! Bên trái Tùng Tán là công chúa Văn Thành, bên phải Tùng Tán là công chúa Nepal. Có tư liệu nhiều tranh ảnh kể lại chuyến đi của công chúa văn Thành, nhưng chưa thấy dịch Việt.

web-SongstenGampoandwives

Trên tường hay trần của Jokhang thường là bích họa (bức tranh tường “mural painting”) rất đẹp với các sắc màu riêng của Tây Tạng.

Bích họa về Phật.

web-Jokhang-bich-hoa web-jokhang-bich-hoa-2

Về các tích truyện.

web-jokhang-temple-mural

Ra khỏi chánh điện, chụp chung quanh, đoàn chụp được có hình vị lạt ma

web-Jokhang-1

Các bạn nhìn lên nóc chùa, nếu nhìn gần sẽ thấy rõ thế này

web-Over-the-entrance-to-Jokhang-Temple

Ngoại trừ bánh xe chuyển pháp luân và hai con nai vườn Lộc Uyển có thể hiểu, còn hình như tháp chuông, chưa biết ý nghĩa gì.

Cạnh đó có những chuyển luân, thường gọi là chuyển kinh.

web-jokhang-wheel

Tôi cũng bước lại chuyển, chuyển đủ một vòng, nhớ câu chuyện ngài Triệu Châu.

Có bà già, cho người mang phẩm vật đến cúng dường Thiền sư Tùng Thẩm ở Triệu Châu và thỉnh Sư chuyển cho bà một bộ Đại Tạng Kinh. Triệu Châu bước xuống giường thiền, đi quanh một vòng, “Tôi chuyển xong bộ Đại Tạng Kinh”. Người nhà trở về kể lại cho bà. Bà nói: “Thỉnh chuyển một Tạng, Hòa thượng chỉ chuyển nửa tạng”.

Thế thì chuyển hoài cũng có nửa tạng kinh, giai thoại này về sau được các thiền sư trước ngữ. Xin hẹn dịp khác, viết giai thoại này.□


< Trở về mục lục

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *