Ngàn dặm đường xa – Hồn ngàn năm cũ

NganDam-logo small

Buổi chiều đi cung điện mùa đông Potala

Cung Điện mùa đông Potala (tiếng Tạng: པོ་ཏ་ལ།, tiếng Hoa: 布達拉宮Bố Đạt lạp cung, đọc theo bính âm là bo-da-la) nằm ở Lhasa, đã từng là nơi ở của các đời Đạt-lai Lạt-ma cho đến Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 thì lưu vong sang Dharamsala, Ấn Độ.

Cung điện Potala được bắt đầu xây dựng từ năm 637 trên một ngọn đồi có tên là Marpo Ri (Hồng Sơn) với độ cao 3,700 m so với mực nước biển. Cung Điện Potala Cao 117m, đông-tây dài 360m, trục nam-bắc 270m. Gồm 13 tầng có khoảng 1000 phòng nhỏ, của các Đạt Lai Lạt Ma, được coi như một kỳ quan kiến trúc của thế giới.

Cung điện Potala nhìn xuống thành phố Lhasa ở hướng Nam, được xây dựng chủ yếu bằng đất, đá và gỗ (do dê và sức người chở đến).

web-Potala

Người ta cho rằng tên Potala được đặt theo một cung điện ở Nam Ấn Độ, của đức Phật bảo trợ Tây Tạng là Avalokiteshvara (Quán Thế Âm).

Từ nào đến giờ chúng ta quen nhìn tượng ngài Quán Thế Âm theo cái nhìn Trung Hoa, hay những tượng Bồ tát Quán Âm tại Việt Nam. Bây giờ nhìn một tượng Quán Âm của Tây Tạng thì thật quá sức ngạc nhiên.

web-Avalokiteshvara

Cung điện được chia thành 2 cung nhỏ là Bạch Cung (White Palace) ở phía đông và Hồng Cung (Red Palace) ở phía Tây. Ngoài nét kiến trúc độc đáo, cung điện Potala còn nổi tiếng với các bức tranh quý giá đang được trưng bày tại đây. Cung điện được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, đánh dấu bởi cuộc hôn nhân chính trị gắn kết hai dân tộc Hán – Tạng lại với nhau với vai trò của quốc vương xứ Thổ phồn Songzanganbun và Văn Thành công chúa (nước Đại Đường).

Trong đó có những am hài cốt của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, thứ 7, thứ 8, thứ 9 và thứ 13.

Hình đoàn chụp, nhìn chung góc nào cũng đẹp.

Bạch cung (Potrang Karpo) được xây dựng từ năm 1645, hoàn thành năm 1648. Tường đá trét đất sét trắng! màu của biểu tượng hòa bình. Tuy nhìn trong hình thấy có vẻ màu hồng, nhưng có thể do nắng.

web-BachCung

Còn Hồng cung  (Potrang Marpo) xây dựng trong khoảng năm 1690 đến năm 1694. Màu đỏ tượng trưng cho quyền lực.

web-HongCung

Những mái vàng trên Hồng cung (hình trong sách)

web-potala-palace-golden-roof

Trong Hồng cung có những stupa thế này (trong sách Interesting facts about Potala Palace)

web-gold-stupas eight-Dalai-Lamas

Trong cung điện rất nhiều tượng, nhưng vì không được chụp hình nên cuối cùng không nhớ đã thấy những gì!

Đọc trong sách tiếng Anh thấy có câu này, khá thú vị, có hình kèm theo, xin để nơi đây nời các bạn cùng xem: “These rooms are the oldest part of the Potala Palace”.

web-potala-palace-saints-chapel

Bậc thang rất khó đi. Có những đoạn rất dốc, nhưng đoàn cũng vượt qua “gian khó” thành công.

web-bacthangbacthang 1

Khi bắt đầu lên tầng trên, những bức tranh vẽ trên tường.

web-tranh-1web-trongdien-potala-1 web-tranh-2web-camdan

Xem những tranh vẽ này cũng tạm hiểu màu sắc và cách trang trí trong tu viện.

Đoàn đứng phía sau Potala nhìn từ trên cao xuống. Cũng nhiều cây xanh đó chứ! Tuy rằng nhìn xa thấy núi khô cằn.

web-phiasauPotala

Mặc dù sau đó tìm mua những catalog toàn cảnh của các tu viện, nhưng chưa tìm ra! Chỉ thấy những quyển sách nói về đại sư Liên Hoa Sinh… Về sau mới biết tại Potala có quyển “The Potala” của Unesco, nhưng lúc đó không biết để tìm mua, trong sách khá nhiều hình ảnh trong điện. Tạm mượn để giới thiệu với các bạn.

Tượng Đức Phật Thích Ca (Shakyamuni) bằng vàng ròng tạc song song với tượng Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc từ thế kỷ 17.

Đây là những tượng còn giữ nơi Potala mà chúng ta không thể xem được!

web-thichCa-va-Losang-Gyatso

xem trong sách thấy có tranh thangka. Thangka cổ họa hình Đạt Lai Lạt Ma thứ 1 và thứ 3 – tác phẩm của trường phái Menthang.

web-Thangka

Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) là loại tranh vẽ (hay thêu) gọi là tranh cuộn vì có thể cuộn lại được. Tranh vẽ trên vải hay trên lụa, màu vẽ cũng không đơn giản, vì đó là loại màu keo. Để trở thành họa sĩ vẽ thangka, cần rất nhiều thời gian, chưa kể thời gian nghiên cứu kinh tạng thâm nhập để vẽ. Đây là loại tranh của Kim cang Thừa (tìm hiểu Kim Cang Thừa, có lẽ phải đọc một bài riêng).

Nhớ lúc chuẩn bị đi, tự nghĩ sẽ tìm một bức thangka về. Nhưng rốt cuộc không tìm được tranh nào khả dĩ treo nơi bàn làm việc! Lúc đó chưa kịp nghĩ đến tranh Avalokiteshvara.

Như vậy khi tham quan chỉ đi lướt qua, và không có một khái niệm gì về một nơi chốn mà đọc qua sách vở rất đáng chiêm bái!

Buổi tối, vài người đi ngắm Potala đêm. Đèn sáng rực cả khoảng đường với nền trời tối đen.

web-potala-dem web-potala-dem2

Potala khung trời ngàn năm trước,
Có gặp người xưa qua những tầng lầu,
Từng bước chân đi tìm dấu cũ,
Chưa thể tìm ra
có phải bởi năm tháng nhạt nhòa!

Tản mạn cuối bài.

Khi đọc những bài viết, chợt nhớ lúc tham quan chùa Ngũ Tổ của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (602-675) ở Hoàng Mai. Một vị Tổ có những đệ tử vang danh một thời (Huệ Năng, Thần Tú, Huệ An…), dòng truyền thừa kéo dài đến hôm nay, mà sau đời Ngũ Tổ chùa vắng lặng, mãi đến mấy trăm năm sau nơi chùa đó mới có một vị chấn hưng là Ngũ Tổ Pháp Diễn (?-1140), với những đệ tử xuất cách trong đó có Khắc Cần Phật Quả (1063-1135) với tác phẩm Bích Nham Lục, mà chúng ta đã viếng chùa Chiêu Giác khi ở tại thành Đô.

Thì ra trong tâm chúng ta luôn mong có những người vững vàng để mình nương theo, và minh chứng rằng mọi thứ vẫn còn đang tiếp nối. Mà ít khi nhớ rằng, các bậc thầy chỉ mong mình tin được chính mình trước!


< Trở về mục lục

2 thoughts on “Ngàn dặm đường xa – Hồn ngàn năm cũ

  1. Đọc những dòng diễn tả của Ngàn Dặm Đường Xa, gợi nhớ lại những cảnh đã đi qua nhiều năm trước đây cũng cảm thấy vui vui. Tuy nhiên những hình ảnh đó cũng chỉ để thỏa mản tánh tò mò đã được biết qua sách báo, phim ảnh hay nghe nhiều người kể đến mà nay mình may mắn có đủ điều kiện (duyên) đã được tham quan. Còn thật sự rút ra được bài học gì cho bản thân thì chẳng thấy đâu.
    Chỉ thấy ra được đọan cuối cùng của Tản Mạn Cuối Bài của tác giả là tâm đắc nhất .

    • Bài học rút ra thì nhiều lắm – trên mỗi chặn đường. Nhưng chưa tiện ghi lại. Sẽ viết dần nơi tản mạn đôi điều . Tạm thời bây giờ ghi lại những gì đã thấy, nhưng QC quên rằng, tất cả gì qua mắt qua tai chúng ta đều là bài học nhắc nhở chúng ta hết. Đồng ý điểm này không?

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *