Ngàn dặm đường xa – Phổ Hiền hạnh nguyện

NganDam-logo small

Buổi sáng sau khi tập họp được dặn dò cẩn thận cho chuyến lên núi cao, không quen độ cao không khí loãng sẽ dễ mệt. Thứ hai, túi xách không để thức ăn bên ngoài vì gặp khỉ xúm lại dành, nguy hiểm. Thứ ba, lên cao đường dốc trời lạnh xin cẩn thận.

Xe bắt đầu lên núi, đường quanh co nhưng khá đẹp. Xe lên dốc mãi, dừng lại thì chỉ mới đến cổng vào bản sơn của Nga Mi.

web-congNgaMiWEB-ChanDan

Trên bảng đọc từ phải qua trái. Hàng trên: Chấn Đán Đệ Nhất Sơn 震旦第一山. Hàng dưới : Nga Mi sơn峩嵋山.

Ngày xưa Ấn Độ cổ đại gọi Trung Hoa là Cīna-sthāna, âm ra là Chấn Đán [shintan].

Vì sao núi có tên Nga Mi, có người giải thích rằng, tại Nga Mi Sơn thị có hai ngọn núi đối nhau, nhìn xa như hai chân mày, nên được tên.

Tạm mượn một hình trên internet, chứ hình này biết đứng chỗ nào chụp được. Các bạn xem giống hai chân mày trên mắt chăng.web-ngami

Qua cổng, chờ mua vé thì thấy trên tường bài thơ của Lý Bạch nói về trăng Nga Mi. (Lý Bạch là người đất Thục).

tranh vẽ bai thobài thơ trên bức tranh vẽ núi Nga Mi

峨眉山月歌       唐. 李白 

峨眉山月半輪秋,Nga My sơn nguyệt bán luân thu, 
影入平羌江水流。Ảnh nhập Bình Khương giang thuỷ lưu. 
夜發清溪向三峽,Dạ phát Thanh Khê hướng Tam hiệp, 
思君不見下渝州。Tư quân bất kiến há Du Châu.

Bình Khương giang = đoạn sông chảy phía đông bắc Nga Mi, nay là Thanh Y giang đến Lạc Sơn nhập vào Mân giang. Mân giang chảy mãi đến Nghi Tân nhập vào Trường Giang! Trường giang chảy qua Du Châu!

清溪 chỉ 清溪驛 trạm Thanh Khê vùng phụ cận Nga Mi,

渝州du châu nay là Trùng Khánh, Tứ Xuyên.

三峽 tam hiệp có thể chỉ平羌三峡 bình khương tam hiệp, nhưng bình khương tam hiệp đi lên phía Bắc còn muốn đến du châu đi về phía đông nam theo dòng chảy Mân giang.

Trên núi Nga Mi nửa vầng trăng thu,
In bóng xuống dòng sông cuộn chảy,

Bài thơ chỉ có câu đầu nói về trăng Nga Mi, còn ba câu sau, chưa biết nói gì.

Về tra mới hiểu qua loa. Nhưng cũng chưa hiểu ý tác giả để dịch. Xin dịch sau vậy.

Vào bản sơn của Nga Mi, đổi xe nhỏ để chạy trên đường núi dốc. Dọc đường thấy có những nhà nghỉ để du khách ở lại dạo Nga Mi, vì trong một ngày không thể đi hết các thắng cảnh.

web-nhaNghiNgaMi

Qua hết những ngôi nhà là đường dốc quanh co. Lên cao nhìn xuống những con suối len lỏi theo vách núi.

web-DuonglenNui

Xe chạy một đỗi, nhìn lên vẫn còn thấy đỉnh xa tắp.

web-DinhNuiXa

Xe dừng, chưa phải là đến, chuẩn bị đi bộ đến trạm cáp treo.

Dọc đường, mặt trời lên xa xa, ai nấy dừng chân để bấm máy, nhờ vậy quên mệt nhọc.

web-nuiSangSom

Hùng vĩ của núi cao, thật khó mà diễn tả hết, hình ảnh chỉ ghi một góc nhỏ của bao la đất trời.

Đi mãi, đi mãi đến trạm đi cáp treo, nơi đây thấy chữ “Điện tiếp dẫn”. Nhìn xa thấy sương mù mịt.

web-chuanbi

Cáp treo đây! Mỗi xe 6 người! (hình này tạm mượn trên mạng, chứ biết đứng đâu mà chụp được, chưa kể khó mà ghi hình trong những lúc gấp gáp!)

web-cablercar-to-the-top-mount-emei-emeishan

Nhưng có một bạn chụp được khi cáp đang di chuyển. Nhìn ra sương mù, nhưng cảm giác không đáng sợ bằng cáp treo lên yên Tử đoạn hai (có lẽ đoạn đó quá cao, nên nhìn xuống cảm giác không an tâm).

Đang ngồi trong cáp treo, nhìn xuống dưới chân là vực thẳm, đang lúc đó không sợ, nhưng giờ “nghĩ lại” thì… ngán thiệt!

captreo

Xuống cáp treo, cũng chưa đến, chỉ mới 9370ft = 2.856 m còn đi bộ thêm một chặp nữa. Lúc đó 11:19 am.

web-docaoxuongcaptreo

Đường đi cũng đẹp, núi rừng đi chung đoàn an toàn thì đẹp, nhưng không thấy khỉ xuất hiện, có lẽ đường hôm nay đông người, nên khỉ không xuất hiện chăng!

web-cay

Đến khi xa xa đã thấy tượng ngài Phổ Hiền trong sương mờ, biết rằng sắp đến!

web-NhinTuXa

Rồi đến chân các bậc cấp, đi ngang những con voi mới tới được.

Biểu tượng voi trắng 6 ngà là voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan.

web-voiweb-voi-chon

Đến nơi rồi!

web-PhoHien

Đạo tràng của Phổ Hiền Bồ Tát.

Nga Mi Sơn hay còn gọi là “Đại Quang Minh sơn”, với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp được coi là “Nga Mi thiên hạ tú”.  Kim Đính金頂 còn gọi là “Vạn Phật Đính萬佛頂”, là ngọn núi cao nhất của Nga Mi sơn, với độ cao 3.099 m.

Trên đỉnh núi Nga Mi cao 3.079m là Thập Phương Phổ Hiền Tượng十方普賢像. Tượng Phật bốn mặt cao 48m bằng đồng với 20kg vàng mạ bên ngoài, tượng rất uy nghi mặt quay về 4 hướng, ngồi trên đài sen. Tòa sen trên lưng bốn con voi lớn. Màu xanh biếc của bầu trời làm nổi bật tượng Phổ Hiền.

Lên đây nhớ lại mười hạnh của Bồ tát Phổ Hiền.

1- Lễ kính chư Phật.
2- Khen ngợi Như Lai.
3- Tu hành và cúng dường rộng rãi.
4- Sám hối nghiệp chướng.
5- Tùy hỷ công đức.
6- Thỉnh chuyển pháp luân.
7- Thỉnh Phật trụ thế.
8- Thường tu học Phật.
9- Thuận theo chúng sinh.
10- Hồi hướng phổ độ.

Thiện Tài cầu đạo, gặp được Bồ tát Di Lặc, vào lầu các Tỳ lô giá na rồi, lại được khuyên đến gặp Bồ tát Văn Thù lần nữa để được đưa đến tham vấn Bồ tát Phổ Hiền.

Trong phẩm Nhập Pháp Giới – Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Thiện Tài  tham học nơi bồ tát Phổ Hiền, nghe Ngài Phổ Hiền ở trước đức Như Lai nói bài kệ hạnh nguyện thanh tịnh rộng lớn. Thiện Tài đồng tử vui mừng vô lượng.

Đến đây mới kết thúc chuyến tham học với 53 vị thiện tri thức của Thiện Tài.

Đoàn đến được nơi đây nhìn tôn tượng Bồ tát, tạm cho là kết thúc chuyến chiêm bái Bồ tát Phổ Hiền.

Trước tượng là Hoa Tạng Tự, bên trong điện.

web-HoaTangTu

lên thêm một đoạn nữa là Kim Đính,

 

web-toanCanhNgaMi

Chùa dưới là Hoa Tạng, chùa vàng bên trên là Kim Đính.

“Nhất giả lễ kính chư Phật”.

Đâu ngờ chỉ ngay một câu đầu đã khó vượt qua, lễ lạy tượng Phật thì có thể, nhưng nhìn xem mọi người chính là một vị Phật, thì e rằng… Sao có một đại nguyện khó thế nhỉ. Đâu thể một sớm một chiều, tâm có thể là Bồ tát Thường Bất Khinh trong kinh Pháp Hoa được.

 


< Trở về mục lục

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *