Có cách nào không

KhongThich

Bạn gởi tới một bức hình, hỏi có cách nào khác không.

À, câu hỏi khó đây. Chính mình còn “tức mình” mỗi khi đổi sắc mặt quá nhanh trước một sự việc bất ngờ.

Cảm xúc dường như là tia chớp của sấm, và sự nhận biết lại như tiếng sấm. Tia chớp sáng lên, tíc tắc sau mới nghe tiếng sấm nổ.

Dù có bình tĩnh lại, nét mặt vẫn chưa thư giãn kịp!

Khi mình thay đổi thái độ hay nét mặt, bởi chuyện đó chạm tới mình, và quá bất ngờ ngoài dự đoán, nhất là làm trái ý mình. Có lẽ ở một chừng mực nào đó, nhanh lấy lại bình tâm, trước khi người bên cạnh nói, “bình tâm lại đi”, thì sức tỉnh cũng khá nhanh rồi.

Hay nhất chỉ gương mặt biến đổi, còn chính mình phải nhanh nhận ra sự biến đổi trên mặt mình, mà làm thinh. Chỉ phản ứng ở nét mặt cũng đủ gây đổ vỡ, nhưng còn có thể hòa giải sau đó. Chứ đã phát ra lời và hành động thì khó cứu vãn hơn.

Và ở chừng mực đó, chúng ta có thể bỏ qua cho nhau phải không bạn.

 


< Trở về mục lục

8 thoughts on “Có cách nào không

  1. Điều này luôn xảy ra, đến nỗi chẳng khi nào để ý, cảm ơn bài viết đã nhắc một điều là để ý lại phản ứng của mình biểu đạt quá nhanh trên mặt. Đúng là để ý nội tâm mới có thể đỡ giận mình sau đó. Nghĩ lại cũng có lý!

    • Vâng, bình thường không ai va chạm, khi suy nghĩ điều gì căng thẳng, sự căng thẳng cũng biểu lộ trên nét mặt.
      Mới nói đến nét mặt, chứ đôi mắt còn khó kiểm soát hơn. Nhưng để ý rằng, mọi biểu lộ rõ ràng do suy nghĩ! Khi thật sự chính mình nhận ra việc này, thì thấy sự bớt suy nghĩ có lẽ là cách khả quan nhất.

  2. Khi không vừa ý chuyện gì , thì chắc rằng lời nói thốt ra sẽ kèm theo biểu lộ trên gương mặt của mình.
    Mình khó nhận ra điều này lắm!
    Chỉ khi nhìn thấy nơi người đối diện, mới giật mình, ngộ ra rằng dù là lời nói, hay làm thinh, thì cảm xúc sẽ hiện lên đầy đủ.
    Còn sự tổn thương dù qua lời nói hay cử chỉ cũng đau như nhau.

    • Thường thấy nét mặt người đối diện, mình chỉ lo buồn phiền vì bị thương tổn, vì ý kiến không được chấp nhận.., hoặc là ăn năn là đã làm trái ý khiến không khí căng thẳng. Ít khi nhân đó nhớ lại mình. Nhận ra điều này sẽ giúp chúng ta bớt biểu lộ mọi việc qua nét mặt. Chẳng hạn khi nghe kể chuyện, tuy chẳng dính dáng gì đến mình, cũng chẳng thương tổn, nhưng thói quen phê bình có sẵn, sẽ tự biểu lộ qua những cử chỉ, mà người đối diện thấy rất khó coi, nhưng đương sự thì không biết.

      Chính vậy, nhận biết cảm xúc, thì mọi biểu lộ mới dần bớt. Bạn đọc thêm bên trả lời bạn Văn Thịnh.

    • Bạn để ý hay, bài viết chưa nói đến chữ đó.
      Thật ra những cảm xúc khi biểu lộ trên nét mặt, tuy rằng mình không thích như vậy, nhưng cũng không nên “ghét” hay quá “bất bình”. Nếu thường để ý kịp, khi có phản ứng trước những việc không vừa ý, sự nhận biết nét mặt của mình – dù mình chưa soi gương- thì phản ứng đó tan nhanh hơn. Sau thành thói quen thì phản ứng thay đổi nét mặt dần chậm lại. (Vì trong tâm luôn lựa chọn điều như ý, nên khó tránh khỏi những biểu lộ này).
      Cần thêm một ít thời gian nữa, để có thói quen khi nghe bớt duy trì ý kiến riêng của mình, thì sẽ thấy mọi việc ổn định hơn.
      Và cứ thế dần dà, mọi chuyện dần ổn định, tâm tư đỡ nhọc nhằn vất vả.

  3. Đúng vậy, nét mặt cộng với sự im lặng cũng đủ làm cho đối phương “lạnh gáy” rồi. Nghĩ lại chính mình cũng làm người “lạnh gáy” mà không biết, vì nét mặt biểu lộ quá nhanh, không kiểm soát được. Chẳng lẽ lại hỏi có cách nào?

    • Khi những cảm xúc bất ngờ đến, thường khó kiểm soát kịp, nên mới có câu “They never ask permission before they change“, làm sao cho nó chờ sự cho phép! Đôi lúc cũng chính mình muốn tỏ thái độ như vậy để bên kia biết mà tránh ra dùm.
      Mọi chuyện có lẽ phải bắt đầu tự hiểu rõ mình đang thế nào với sự biểu lộ đó, có thực sự muốn không ai thương tổn chăng! từ đó mới có thể tự giúp lấy mình.

Trả lời quachnhien Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *