Một cái tách

cafe-cup-1

Một cái tách, nhìn chưa biết bên trong chứa đựng nước gì. Đã là tách, thì thói quen cho là cà phê hay trà. Bởi chỉ ở xa nhìn, thói quen minh định theo cái nhìn bên ngoài, đôi lúc khiến gây nhiều hiểu lầm!  Khó mà hiểu tâm tư ai, có lẽ khoan minh định để đỡ phiền cho tâm mình.

cafe-2

Nhìn được bên trong, thấy màu sắc, có thể đoán định, cũng chưa hẳn. Đôi khi màu sắc tương tự! Có thể là nước gạo rang, hay những thứ nước thuốc nào đó… Sống gần, nghĩ rằng hiểu nhau, nhưng chưa hẳn. Khi có một va chạm mới biết lâu nay mình chỉ nhìn bên ngoài nên chưa hiểu được tâm tình người đang giao tiếp.

cafe-cup-2

Chính vậy khi muốn chứng minh điều gì đó trong tâm, người ta phải bày tỏ ra, để người bên cạnh hiểu rằng tâm mình nghĩ vậy!

Mình luôn đòi hỏi người bên cạnh phải chứng minh điều này điều kia trong tâm, nên mọi thứ được trình hiện để chúng ta yên tâm rằng sự thật là vậy!

Sự chân thành, đôi khi không cần đòi hỏi. Vì mọi chân thành luôn được thể hiện qua những điều rất vô hình mà chỉ tâm cảm nhận! Sự cảm nhận chỉ có khi tâm mình lắng lại, yên bình. Nếu tâm đang giao động thì chỉ nhận định qua những gì được trình hiện theo sự mong muốn của mình mà thôi.


< Trở về mục lục

7 thoughts on “Một cái tách

  1. Mình luôn đòi hỏi người bên cạnh phải chứng minh điều này điều kia trong tâm, nên mọi thứ được trình hiện để chúng ta yên tâm rằng sự thật là vậy!
    Đọc câu này mà giật mình, đúng là vậy. Có lần mình hỏi người bên cạnh một điều, và họ nói là “không” và cho biết chuyện mình nói vô căn cứ. Sau đó thì có những dẫn chứng, đúng là để mình yên lòng.
    Còn sự thật! Thì chỉ người trong cuộc biết!

  2. Cái tách thứ ba có phải đó là điều chúng ta mong muốn nhìn thấy nơi người?! Vì mình muốn, nên người sẽ phơi bày ra cho mình thấy, nhưng cái đáng sợ là mình chỉ nhìn thấy cái mà người trải ra bên ngoài.
    Hiểu được điều này, mới thấy sống sao cho hiểu được nhau, chứ nếu biểu lộ bên ngoài, mà đôi khi thực chất không phải vậy, đáng buồn hơn!

    • Vì mình cũng khá bực bội trước những gì không vừa ý, nên đôi lúc người bên cạnh phải biểu lộ này kia cho mình yên lòng. Và kết cuộc là “đáng buồn hơn”.
      Để tránh việc “đáng buồn hơn”, có lẽ mình biết cách bình tâm trước, người mới có thể nói thật!

  3. I agree with TL. The author has a talent for using the three pictures to illustrate the main points of this article.

    To me, I love the second paragraph. Sometimes, we think we understand someone, who is very close to us, but actually we don’t. As if you can see inside the cup, but you are not sure it is coffee or tea.

    • Và người sống gần mình, cũng có cảm giác giống vậy! Nghĩa là cũng khó mà hiểu trong tâm mình nghĩ gì.
      Nên đáp án là những lời sau cùnng!
      “Only when the mind is truly still then you can sense the genuineness. “

  4. It is crazy funny how this is so true. What a wonderful metaphoric meaning with the cup. The last paragraph is such a wonderful reminder. Only when the mind is truly still then you can sense the genuineness. But at times when my mind was going through a roller coaster ride of emotions I can only see what is happening in front and my perceptions was totally misguided by the emotions. Only after I allowed the time to let my mind settled and still I was able to see things for more as they are. This was a great opportunity to experience and learned a great soul lesson from.

Trả lời quachnhien Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *