Thanh bình cho tâm

gocdoi-logo

Bạn kể: Nghe tiếng gác máy bên kia khi chưa hết câu chuyện là biết có sự giận dỗi rồi. Nhưng việc xảy ra ít nhất phải có một bên có lỗi chứ.

Sự giận dỗi của người bên kia và bực tức của người bên này, bởi cả hai đều đúng.

Nhưng lạ một điều, tuy là lỗi một bên, nhưng nếu quyết định là một bên có lỗi, thì lỗi đều có lý do khách quan, không ai chủ ý gây ra lỗi.

Và tóm lại không ai có lỗi khi sự việc xảy ra. Từ việc nhỏ đến những việc tầm cao.

 

Để thanh bình cho tâm thì để ý rằng… dù lỗi ai, khi mình nổi nóng, thì người thiệt thòi đầu tiên là chính mình, vì trước hết sẽ mất tính sáng suốt. Điều này rất khó tránh khi tâm đã bùng nóng lên vì cho rằng lỗi ai đó.

Trong tương giao với bạn bè và người thân của chúng ta, thì sự rạch ròi đúng sai thái quá, làm tổn thương và đổ vỡ. Như có có lần chúng ta đã đồng ý “bình yên vẫn hơn” là phán quyết ai đúng ai sai.

Dù rằng cuối đời, vẫn có một ngày phán quyết – lẽ tự nhiên của kết sổ vay trả, dựa trên tâm tư của mình. Có lẽ hằng ngày chúng ta tránh gieo những gì khiến đem đến thương tổn quá nhiều cho người.

Và thích hợp cho tâm tư chúng ta là một lời nhắc chân tình đơn giản của bậc Thầy, “trước mặt tôi chỉ có người đã hiểu và người chưa hiểu… ”


< Trở về mục lục

4 thoughts on “Thanh bình cho tâm

  1. “Làm thế nào để tâm bớt thấy lỗi người?” Có lẽ đây là điều nhiều người cũng tự hỏi.
    Theo ý mình, nếu chúng ta tập dần bớt suy nghĩ về lỗi của ai, cho qua mọi chuyện.. đã qua, chắc chúng ta sẽ nhẹ lòng hơn chăng!

    • Nếu nói rõ hơn, khi ai nghĩ đến lỗi của ai đó, rõ ràng, người đó đã từng va chạm với mình, nên mình mới nhớ tới lỗi của họ, một cách thầm minh chứng rằng, họ có lỗi. Và nếu nhìn kỹ trong tâm, mình sẽ thấy đã có “chút gì không thiện cảm với người đó từ lâu”.
      Khi rõ điểm này chúng ta mới có thể bớt suy nghĩ về lỗi của họ.

      Và như bạn nói cho qua … chuyện đã qua, nghĩa là khi nghe ai kể hoặc vừa nhớ lại chuyện cũ, thì bỏ qua không nghĩ lui nghĩ tới để làm khổ mình nữa..

  2. Đúng là đôi khi để tìm sự bình yên, nên ta tạm thời gác qua không tranh cãi, truy tìm xem ai đúng, ai sai. Nhưng trong lòng chưa hẳn là đã bình yên thật sự, vẫn còn ấm ức hay vẫn cứ âm thầm cho rằng ta đúng, người sai. Vậy làm thế nào để tâm bớt thấy lỗi người? Và bằng cách nào để hóa giải sự việc mà không ai bị tổn thương???

    • Vâng, để lòng thật sự bình yên, không chỉ “gác qua không tranh cãi” là có thể bình yên ngay. Ban đầu vì thói quen giữ chặt trong tâm điều mình suy nghĩ là đúng, nên tuy làm thinh không tranh cãi ra lời, nhưng trong tâm cuộc tranh cãi vẫn tiếp diễn, và chúng ta đã đi theo cuộc tranh cãi vô hình ấy, mà không để ý rằng, sự giữ chặt quan niệm riêng của mỗi người là đầu mối khiến mình đau khổ buồn phiền.

      Vì mỗi người đúng theo quan niệm và góc nhìn của mình, nên tạm thời trong đời sống phải có “nội quy” riêng cho mỗi chỗ làm việc. Bạn để ý, khi bạn đổi chỗ làm việc, bạn vẫn thường so sánh nội quy nơi này không hợp lý bằng nơi kia, nhưng quả thật là nó đúng trong cái nhìn của người chủ công ty này, trong cách làm việc của công ty này…

      Nhận ra từ những việc như vậy, bạn sẽ hiểu rõ tâm mình, tự nhiên nghe khỏe hơn, và thấy rằng những người đang hay đã làm mình muộn phiền cũng tương tự vậy.

      Khi tâm lắng yên bạn sẽ tự tìm ra cách thích hợp với tâm bạn, qua những gì bạn tìm học và tìm đọc lâu nay từ những bậc thầy từ ngàn năm xưa để lại.

Trả lời N Đ Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *