Khoan vẽ chân dung

never-judge

Khi nghe kể về một người mà chúng ta chưa gặp, tự nhiên trong tâm đã định hình người đó thế nào. Và tầm ảnh hưởng này thường khiến chúng ta có những thái độ khi gặp mặt lần đầu.

Nếu không có dịp giao tiếp nhiều, chúng ta cứ mãi với định kiến theo sự được nghe kể.

Để không có định kiến với một ai đó khi chưa gặp, liệu chúng ta có thể chỉ nghe và khoan vẽ chân dung người đó theo lời diễn tả được không nhỉ!

Đôi khi vì ý tốt, sợ chúng ta nhẹ dạ tin theo ai đó mà thiệt hại, nên bạn dặn dò trước. Cũng đôi khi vì lý do nào đó, mỗi sự việc đều có rất nhiều lý do bên trong.

Khi nghe nói về ai đó, chắc hẳn sự dè chừng về người đó đã có trong tâm. Thì thôi, cũng dặn mình bình tâm, bớt phán xét theo những lời vừa nghe, để có thể tránh được những hiểu lầm đáng tiếc về sau, cho mình và cho người.


< Trở về mục lục

15 thoughts on “Khoan vẽ chân dung

  1. I am fortunate to have the chance to work in a high intensity Prison therefore this concept is really pertaining with me. It is such a shock after working with an inmate and see how good and friendly a person is after working with them you later found out that person killed people which is why they are in prison. Therefore I tend NOT to read about a patient or inmate before interacting with them because their report and history was so horrible in what they did to be in prison or in the way that person was portrayed in the report. And once you read it, that information will stay with you and affect the way you look at that person. Even when I practiced and try to be neutral and unbiased with their background (like raping a child or killing their family), I realized in the back of my head there is this judgement that affect the way I am acting at the moment with that person for the first time. There was this fear that lingers in my head as I work with that person for the first time (although in that moment he present to be a kind and understanding person).

    • Thanks for sharing your situation. It must be difficult to work among such people. I believe you can help them understand themselves and be able to get back to a normal life.

  2. Xin cảm ơn các bạn đã vào trao đổi đề tài này.
    Rất nhiều góc nhìn cho một đề tài, bởi có nhiều góc đời.
    Không hẳn đừng nghe ý kiến người khác, cũng không hẳn luôn nghe. Chữ “never” trên tranh, chỉ là một cách nói, để nhắc quyết liệt thôi. Bởi ai cũng biết điều đó gây thương tổn cho nhau. Nên dùng chữ “never” như một lời hứa, một lời nhắc…
    Khi chọn người, sự nghe ý kiến, đôi lúc có thời giờ để chậm lại, đôi lúc quá cấp bách, không kịp bình tâm, phải quyết định theo lời nói của ai đó. Rồi kết quả có khi đúng, có khi không.
    Nếu không quá cấp bách, khi nghe ý kiến về ai, đừng quá xác quyết ngay.
    Thời gian chỉnh sửa một thói quen cần có thời gian. Tuy chỉ là suy nghĩ, thay đổi một suy nghĩ cũng chưa là dễ. Nhưng không phải là không làm được.

  3. Thường thì tâm mình luôn định sẵn định kiến về ai đó. Nếu người kể là người mình thích thì mình sẽ nghe theo, còn nếu người kể là người mình không ưa, thì mình không nghe theo.Cũng khó mà không vẽ sẵn chân dung về ai đó trong đầu, mình biết làm sao cho phải đây??

    • Theo như cách đặt vấn đề của bạn, dường như làm cách nào cũng không phải hết! Khi đã có sự thích và không thích. Và thường chúng ta sẽ nghe theo người sống gần, nói hoài nói mãi rồi mình cũng tin! Biết bao án oan của lịch sử là chỗ này.

      Chỉ khi nào mình nhận ra rằng khi nghe kể, trong tâm định ra hình ảnh rõ ràng bởi cứ mãi suy nghĩ một chiều theo sự thích và không thích.

      Khi bớt tô đậm, bớt suy nghĩ, tâm dần lắng lại, bạn sẽ nhận ra những gì làm khổ mình và người bởi cứ suy nghĩ theo cái thích và không thích trong tâm. Dần dà tâm bớt phán đoán một cách tự nhiên, nghe thì cũng có hình ảnh như người đang nói, nhưng nó sẽ trôi qua, hoặc nhàn nhạt mà thôi. Thì sự nhàn nhạt đó sẽ giúp bạn khi nghe người bạn thích hay người bạn không thích, nói về ai đó, tâm cũng không quá giữ chết cứng.

    • “so we need to believe in what we know about someone”, cũng khó mà khẳng định rằng “need to believe” những gì mình biết về ai đó. Bởi người sống cạnh mình vẫn thường gây cho mình bất ngờ!
      Chỉ cẩn trọng một chút thôi, dừng bớt tâm đoan chắc quá về ai, vậy cũng thong thả tâm rồi.
      Có khi người khác nhận định cũng đúng đấy, nhưng chỉ đúng ở thời điểm nào đó, chẳng hạn lúc họ chưa kinh nghiệm trong công việc, lúc họ đang gặp khó khăn… nên có những thái độ lời nói có thể khó chấp nhận. Nhưng có thể họ không hẳn sẽ tệ mãi như thế. Nên chúng ta không quá vẽ một chân dung họ mãi mãi chết cứng là thế!

      Khi tâm có cái nhìn như vậy, chính mình khỏe trước, rồi người sống cạnh sẽ từ từ khỏe theo!

      Cảm ơn KA rất nhiều về những lời trao đổi.

  4. When I read this article, I recall once I was selected to be one member of the jury for a financial case. All the members must be neutral and cannot know either parties. Before the jury announced the verdict, the judge emphasized that we must be base on the facts, but not on the opinions.

    It is true, we can not judge someone base on other’s opinions. We must be neutral as the judge states in the court, so we can make good judgements in our life.

  5. Đúng vậy, cái cảm giác bị áp đặt bởi định kiến của người khác dành cho mình thật khó chịu. Nhưng bản thân mình, chắc hẳn cũng không tránh khỏi những định kiến dành cho một ai đó. Vậy làm cách nào để đừng phải phác thảo chân dung của một ai đó trong tâm mình qua lời kể của người khác đây? Hình như cũng không phải dễ…

    • Từ nào đến giờ chúng ta vẫn nghe theo lời nói của ai, rồi khi tiếp xúc, tâm lúc nào cũng nghĩ người đó như lời kể. Điều này thật tai hại! Ai cũng từng cho mình là “nạn nhân”, vì ai đó đã kể trước, nên mình bị thái độ lạnh nhạt khi gặp!
      Tâm người nghĩ về mình thì biết làm sao! Chỉ có sống gần rồi thái độ chúng ta mới xác định rằng “lời kể” là đúng bao nhiêu phần trăm!
      Qua “niềm đau” của chính mình, mà bớt có định kiến chết cứng khi nghe kể về ai đó, từ từ mà kết luận.
      Điều chúng ta làm được là “từ từ kết luận”. Trước hết tâm mình cũng có lợi là tập dần thói quen tỉnh giác, biết tâm giao động khi nghe kể này kia, tâm sẽ dần bình an, chỉ lắng nghe mà ít có phản ứng nhanh.
      Đúng là không phải dễ, bởi từ nào đến giờ quen theo lời kể mà tâm buồn vui, bây giờ để ý lại, thì cần thời gian.
      Khi quen chậm lại, bạn sẽ thấy đời sống vui vẻ và lý thú.

  6. Uh đúng vậy, ” thì thôi dặn mình bình tâm…” bớt vẽ chân dung khi nghe nói về ai đó. Phải tập dần, bớt vội phán xét theo ý mình, chắc cũng sẽ làm được khi mình chú ý đừng để tâm bị dẫn dắt theo lời kể. Thanks tác giả đã nhắc nhở!

    • Lâu nay chúng ta ít để ý tâm mình, nên chưa gặp nhưng nghe ai kể thì tâm có sẵn hình ảnh người đó. Đôi khi khiến mất tự nhiên và dè chừng hơi thái quá.
      Đôi khi cũng nên “đề phòng” nhưng thái độ quá đáng của mình gây những đổ vỡ trong tương giao.

      Điều này thật không dễ, có thể vẫn dè chừng, nhưng khoan vội có thái độ. Chính vậy sự nhanh tỉnh giác, tức biết tâm đang suy nghĩ gì, mới dần tập được nghe mà không vội chạy theo những lời diễn tả đó…

      Còn chính mình có lẽ lại phải tập bớt nói về ai một cách quá đáng! (tránh gieo nhân). Chúng ta luôn tự nhắc mình như vậy, tâm sẽ nhẹ nhàng hơn.

Trả lời KA Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *