Cũng khó mà nói

gocdoi-logo

Bạn nói: Mình thật bực mình người sống bên cạnh. Cứ đi xin người này người kia vật này vật kia để cho ai đó. Rồi người được tặng cảm ơn họ lòng tốt, trong khi lòng tốt đó làm người sống cạnh bực bội. Mình cũng đâu hẹp hòi gì, nhưng không biết mình sai lầm chỗ nào khi bực mình như vậy!

Thật ra bạn bực bội chỉ vì thói quen hay xin của người bên cạnh mà thôi. Thấy gì cũng xin, đôi khi người cho chưa muốn cho nhưng bị nói gièm hoài nên bực mình mà cho! Điều đó bạn nhìn thấy và bực. Có góp ý với người bên cạnh đừng như thế, nhưng đó là thói quen, họ cho đó là lòng tốt, mà họ lại không biết tính hay xin xỏ của họ, làm bực người khác.

Cũng khó mà nói, cho đến khi có một tình cờ nào đó khiến người đó nhận ra điều mà họ vẫn cho đó là lòng tốt,  chỉ là vì không nhìn ra nơi tâm luôn muốn có một cái gì đó, nên thấy ai có gì cũng muốn có. Không nhìn ra điều này trong tâm mình mà chỉ thấy ý nghĩ “xin để tặng ai đó”, nên bạn góp ý, người đó khó mà chấp nhận.

Việc này hoàn toàn khác với sự quyên góp để cứu trợ hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Phải nhận ra sự khác biệt này trong chính tâm mình, thì mới thay đổi được. Tại sao khi cứu trợ hay giúp những hoàn cảnh khó khăn mọi người đều đóng góp!

Nhìn bên ngoài có vẻ giống nhau, nhưng tâm tình của người đi xin thì hoàn toàn khác. Sự khác biệt này khiến người đóng góp bực bội đấy.

Nhìn ra tâm mình, luôn muốn có một cái gì đó, chẳng hạn khi thấy mua một tặng một, mình phải mua ngay, một cái dùng, một cái tặng! Hoặc là tặng hai cái hết. Khó mà không mua! Nhìn ra và hiểu rõ tâm mình, thì may ra lúc đó đỡ làm phiền nhau vì “lòng tốt” của mình.


< Trở về mục lục

13 thoughts on “Cũng khó mà nói

  1. How can we tell…

    Cảm ơn các bạn đã vào trao đổi.

    Vấn đề này chỉ nêu lên một góc nhìn, để quen nhìn ra những động cơ trong tâm. Còn mua hay xin rồi tặng là những tư tưởng chúng ta thường khởi trong tâm hằng ngày.

    Hiểu rõ chính tâm mình, để tâm đã tốt thì ổn định tốt hơn, còn nếu vì lý do gì đó, thì nhận ra những ẩn khuất trong tâm.

    Và biết rõ rằng, tư tưởng đưa ra hành động và hình thành cuộc sống của mình bây giờ và ngày sắp tới.

    Bạn chuyển ngữ:
    Thank you for your inputs. This topic only brings up one point view so that we can recognize our motives.
    Buying or asking for an item in order to gift others are spontaneous thoughts we get daily.

    Understanding ourselves help us improve and become an even better person and also help us recognize the causes of our aggravations.

    Thus, our thoughts shape how we live life in the present and in the future.

  2. Thanks a lot for the writer’s article and everybody’s comments that have helped me to understand the problem more clearly. Best wishes for all of you.

  3. At first, I volunteered to help people with services or money because I desired to get their thankfulness or their respects. And then, I did it because I would like to be a useful person. Either way, my mind still hopes to get somethings back.

    TP and TL pointed out exactly what I thought. So, be careful with our mind!

  4. Yes, I agree with Tin Luc that it is easier said than done. It is easier to see others than selves. Eyes can’t see eyes themselves. Yep, don’t let thoughts trick on us. They are very subtle, so watch out!!! Don’t let thoughts lead us and control us.

    • I have one suggestion to Tin Luc that I forgot to mention earlier that please don’t be too hard on yourself. Everyone of us has all the positive and negative habits and thoughts. We all are practicing. Challenges arise to help us keep growing. The main thing is we catch a thought arising. Do not get stuck in disappointment when that thought arising. Just be the observer, then you will see.

  5. Great reminder!!!
    This is so easy to see when others are doing it. You can see the root of why people does thing (even good thing). But it is so true that it is hard to recognize when you are doing it yourself. I so agree that the root of all that we do (even charity) is greed. Even if I am truly helping someone I still want others to know I am doing it. And when there is no one to see, then I hold it in believing I am a good person or more superior for doing that act of kindness. The best way to see if you truly are doing something if just for the sake of it (or out of compassion) is when the other side does not response to the kindness but instead react in a negative (rude) way. Once this happen, you will instantly see the reaction in yourself and at that time if you catch it you will realize that you did it with attachment therefore you did it for “something”. This I noticed so much in myself and has been disappointed in myself but lets see when I will truly do things out of true compassion.

  6. Như bài viết và các bạn cũng nói, mình đôi lúc cũng bực mình vì cứ bị nói gièm về món đồ của mình mà họ thích nên mình cũng cho đại cho rồi, nhưng tâm bực bội .
    Đọc xong bài này và những comment của các bạn, mình sẽ chú ý hơn trong việc “xin” hay “cho” để tâm mình thoải mái hơn!

  7. Thank you for showing us two situations in one article.

    I was frustrated everytime someone suggested me to donate my stuffs which I do not need or use anymore. I was unwilling to do it.

    And thanks for TP and Đặng ‘ s comments, I am clear now. I will volunteer donating with joy, instead of annoying.

    • Cách nhìn nhận vấn đề và rút ra kết luận cho chính mình của bạn rất hay. “I am clear now. I will volunteer donating with joy, instead of annoying”.

      Khi đứng ở địa vị người tặng thì đúng là “donating with joy”. Và khi đứng ở địa vị người đi xin thì “biết rõ động cơ trong tâm mình”. Vậy là vui vẻ cả hai, người cho và người nhận đều vui với tâm thiện của mình.

  8. Đọc đến câu ” cho đến khi có một tình cờ nào đó khiến người đó nhận ra điều mà họ vẫn cho đó là lòng tốt” thấy giật mình! Ừ nhỉ, nhiều khi mình cũng xin chỗ này rồi đem cho chỗ kia, vì mình nghĩ người kia thích nên mình xin để cho, và cảm thấy vui.
    Thật vậy vì tâm mình luôn muốn “có một cái gì đó” mà mình không biết! Khó mà khiến tâm mình nhận ra sự mong muốn của mình vô tình làm phiền lòng bao người bên cạnh mà nào có hay!

    • Vâng, biết kịp những sinh khởi trong tâm trước sự việc là điều chúng ta cần chú ý cho tâm mình nhất, mới tránh được việc “luôn muốn có” dù là mình và người có đang cần hay không!

      Nhưng xin lưu ý có những việc ngoài vấn đề này như nhân ngày sinh nhật hay những ngày lễ cần tặng quà thì là việc khác, không nằm trong việc đang bàn.

      Ngoài ra, nếu muốn mua một món gì đó nhưng ngoài khả năng, chờ khi giảm giá mới mua, thì rõ ràng đó là việc chờ giảm giá là thích hợp với hoàn cảnh của mình thôi.

  9. I had the same issue earlier. At that time I did not know how to reflect, could not understand the reason of the inner conflict, and learn a lesson from it.
    Yes, I agree “nhìn ra tâm mình, luôn muốn có một cái gì đó”. Greed is the main reason. So
    Practice observing the mind does help a lot.

Trả lời Khách Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *