Nên nói với ai

Bạn gởi đến một bức hình, hỏi ý kiến. Xin nói đôi dòng về những lời trong bức hình này.

fool-wise

 

Một người gọi là “fool” hay “wise”, bạn chỉ thể nhận định được sau khi góp ý mà thôi. Vì thái độ của người nghe góp ý thường rất bất ngờ với người góp ý!

Nếu bạn góp ý chạm đến những việc người đó không muốn ai chạm đến, thì dù người khôn ngoan hay thông minh cũng khó mà không lộ phản ứng chống đối. Còn nếu nói chung chung một điều gì đó có thể không tổn thương lắm thì người nghe tỏ thái độ cảm ơn. Lúc đó chúng ta sẽ cho rằng người đó khôn ngoan hay là không!

Chúng ta luôn bất ngờ bạn ạ. và thường bị sốc khi hết lòng góp ý ai đó, dù là người thân, bạn thân cũng vậy.

Trong cuộc sống, khó mà có một nhận định rõ ràng về ai lắm, cũng như khó ai có thể nhận định rõ ràng về mình. Bởi thái độ chúng ta tùy sự việc được nghe. Đôi khi có những việc người nói thấy nhẹ nhàng bình thường, nhưng người nghe bị sốc và có những phản ứng đáng ra không nên có khi nghe lời góp ý, vì rằng còn để cho người nói còn đủ nhiệt tình mà nói tiếp những lần sau!


< Trở về mục lục

4 thoughts on “Nên nói với ai

  1. Tác giả câu này có thể hiểu chữ “wise” hơi khác. Người bị tổn thương không phải là người “wise”. Ngay cả người thông minh hay khôn ngoan cũng chưa hẳn là “wise”. Người “fool” thì có phản ứng rõ ràng rồi.

    • Vâng, trên một vấn đề có nhiều cách hiểu.
      Người viết bài này, chỉ là không nhận định về người, mà nhìn lại mình để tự giúp chính mình trước. Bởi sự bình tâm khi nhìn vấn đề mới khả dĩ tránh tránh được phản ứng.
      Thật ra “correct” một ai, cũng khó mà nói cho cùng việc này. Còn chữ “wise” như bạn nói, thì hơi khó đề cập, vì “且道是誰”

  2. “bạn chỉ thể nhận định được sau khi góp ý mà thôi”.
    Nhưng cũng khó nói, vì đôi khi thái độ người góp ý quá đáng làm người được góp ý có thái độ.

    • Vâng, chính vậy khó mà kết luận ngay.

      Khi bị phản ứng thường để ý lại chính mình trước. Nếu lúc đang góp ý mà nóng giận, có nghĩa điều mình nói là sự việc đang làm mình bực bội. Người nghe sẽ giữ thái độ cho rằng việc họ làm không sai trái. Kết cuộc thì cả hai cùng giận – giận nhau – và đôi lúc quá căng thẳng không muốn gặp nhau nữa.

      Nếu thường được sự bình tâm thì luôn nói với thiện ý, ít khi phán xét ai, . Được cảm ơn hay bị ghét bỏ, người nói đều nhìn lại tâm giao động của chính mình, để lần sau mọi sự tốt đẹp hơn.

Trả lời Khanh Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *